NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN THÀNH THẠO
Cuộc sống là một người thầy tuyệt vời nhưng không phải ai cũng được trang bị đầy đủ bộ quy tắc mà họ cần để có một cuộc sống hoặc sự nghiệp tốt hơn.
Bạn phải biết rằng việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và có ý nghĩa có thể giúp ích cho sức khỏe và giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Nhà bác học Albert Einstein từng nói: “Trí tuệ không phải là sản phẩm của việc học mà là sự nỗ lực cả đời.”
Không có chân lý chung trong cuộc sống, nhưng có những kỹ năng cơ bản giúp người trưởng thành sống tốt hơn. Những kỹ năng đó có thể có được theo kinh nghiệm và thời gian. Thành công mang tính chủ quan, nhưng dù định nghĩa của bạn về thành công như thế nào đi chăng nữa, những kỹ năng thiết yếu này có thể giúp bạn đạt được thành công nhanh hơn.
1. Khi nào nên tin tưởng vào cảm giác và khi nào cần tin vào lý trí
Hầu hết, con người biết mình phải làm gì từ trước khi lý trí biết điều đó – chúng ta chỉ có thể cảm nhận được điều đó. Đó là tư duy trực giác. Bạn dựa vào trực giác khi đưa ra quyết định mà không có bằng chứng cụ thể, sự kiện khoa học, bằng chứng tâm lý.
Trong cuốn sách Sức mạnh của Trực giác (The Power of Intuition), Gary Klein nói rằng 90% các quyết định quan trọng mà chúng ta đưa ra trong cuộc sống được thực hiện bằng trực giác.
Hãy tin tưởng vào cảm giác, nhưng nó phải dựa trên lý trí. Tư duy trực giác không phải lúc nào cũng đúng. Biết khi nào nên tin lý trí, khi nào nên tin vào trực giác là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Việc ra quyết định hợp lý sẽ cần tính logic, tính khách quan và phân tích hơn trực giác. Đó là ý thức, cân nhắc và phân tích.
Mark Twain nói “Bất cứ khi nào bạn thấy mình đứng về phía số đông, đó là lúc bạn nên dừng lại và suy ngẫm.”
Cần phải nỗ lực để đưa ra những quyết định tốt hơn, nhưng hãy để ý xem khi nào sự việc bắt đầu trôi chảy, và hãy lắng nghe cả lý trí lẫn trực giác của bạn.
2. Trong thời đại của những thứ phiền nhiễu, tự chủ là một sức mạnh siêu phàm
Khi bạn đã quyết định rằng điều gì đó quan trọng, bạn có hoàn toàn kiểm soát bản thân và kiên trì thực hiện nó và không để những thói quen xấu cản trở không?
Chúng ta chưa bao giờ được dạy cách tập trung ở trường, mặc dù tất cả những điều đó đều nhằm mục đích học tốt hơn và đạt điểm cao hơn. Ông chủ không dạy những nhân viên cách tập trung làm việc chuyên môn. Mặc dù thành công của bạn phụ thuộc vào nó. Những thứ phiền nhiễu ở khắp mọi nơi. Kyle Cease, tác giả của cuốn sách I Hope I Screw This Up: How Falling In Love With Your Fears Can Change the World cho biết: “Sự phân tâm là điềm báo của một vấn đề. Điều gì đó bên ngoài đang kéo bạn ra khỏi mục tiêu của bản thân. Nhưng sự phân tâm thực sự nằm ở bên trong; trong tâm bạn nghĩ gì, bên ngoài bạn hành động như vậy.”
Tự chủ là một công việc bên trong. Đó là khả năng tránh làm những việc không hiệu quả, vì vậy bạn có thể làm những việc thực sự quan trọng. Hầu hết mọi người dành phần lớn thời gian họ có thể tập trung để làm việc phân tâm. Họ không nắm vững cách làm việc năng suất hoặc hiệu quả. Họ biết cách để tiến lên phía trước.
Bạn có làm chủ khả năng tập trung vào những việc giúp bạn tiến lên được hay không là tùy thuộc vào bạn. Bạn đang nắm quyền kiểm soát. Bạn là người duy nhất có thể lựa chọn mình có nên bị phân tâm hay không.
Bộ não giống như một cơ bắp. Nếu bạn muốn tập trung tốt hơn, hãy luyện tập – lập kế hoạch trong ngày, chia nhiệm vụ thành những việc nhỏ (30 đến 45 phút mỗi lần nghỉ giữa chừng), đừng làm nhiều việc cùng một lúc và hãy tập trung hơn.
Và cuối cùng, hãy chuẩn bị môi trường làm việc hoàn hảo (loại bỏ những phiền nhiễu gần bạn trước khi bạn bắt đầu công việc tập trung).
3. Cách giao tiếp với bất kỳ ai (ngay cả những người không đồng tình với bạn)
“Hãy lắng nghe với sự tò mò. Nói với sự trung thực. Hành động với tính toàn vẹn. Vấn đề lớn nhất khi giao tiếp là chúng ta không lắng nghe để hiểu mà Chúng ta lắng nghe để trả lời. Khi chúng ta lắng nghe với sự tò mò, chúng ta không lắng nghe với mục đích trả lời. Chúng ta lắng nghe những gì ẩn sau những lời nói. “ – Roy T. Bennett
Giao tiếp là một nghệ thuật. Khả năng giao tiếp mạch lạc bằng giọng nói và văn bản giúp bạn đảm bảo rằng mọi người đều hiểu những gì bạn đang nói với họ.
Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng. Đó là điều cần thực hành và đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều, bạn không chỉ phải hiểu người khác mà còn phải hiểu cả chính mình.
Lời nói là nguồn gốc của sự hiểu lầm – nếu ai đó không hiểu bạn hoặc bạn không đủ chú ý để hiểu những gì họ đang cố gắng nói với bạn, cả hai sẽ hiểu lầm nhau.
Thông qua những mối quan hệ thân thiết, chúng ta hiểu thêm về người khác, chúng ta thực hiện tốt công việc của mình, chúng ta kết bạn thật lòng với người khác, bày tỏ ý kiến, cải thiện kỹ năng của mình và giúp đỡ người khác. Khả năng giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng quan trọng. Nếu chúng ta càng giỏi, chất lượng cuộc sống của chúng ta càng tốt. Giống với những kỹ năng khác, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình nhờ thực hành.
Lời nói có sức mạnh – hãy sử dụng lời nói của bạn một cách khôn ngoan.
4. Khả năng phân biệt hoặc đánh giá điều gì là thật, điều gì là đúng hoặc điều gì là lâu dài
Chúng ta có thể học hỏi sự khôn ngoan bằng 3 cách: Thứ nhất, bằng sự suy tư, điều cao quý nhất; Thứ hai, bằng cách bắt chước, dễ nhất; và thứ ba theo kinh nghiệm, điều cay đắng nhất.
Trí tuệ là một kỹ năng quan trọng trong một thế giới luôn thay đổi. Những người khôn ngoan định hình cuộc sống, hôn nhân, tài chính, các mối quan hệ và sự nghiệp của họ dựa trên kiến thức, hiểu biết và cái nhìn sâu sắc.
Đầu tư cho sự khôn ngoan là đầu tư cho tương lai của bạn, dành thời gian cho những người bạn quan tâm, biến mọi trải nghiệm sống, dù tốt hay xấu thành một bài học.
Học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ là một trong những cách tốt nhất để có được trí tuệ – kinh nghiệm là cách chúng ta trở thành những người trưởng thành sống tốt hơn.
Sự khôn ngoan là khả năng phán đoán tốt các tình huống xã hội. Áp dụng kiến thức vào cuộc sống để bổ trợ và thúc đẩy lợi ích chung. Sự khôn ngoan là học hỏi từ quá khứ nhưng không bao giờ sống ở quá khứ. Eckhart Tolle nói: “Quá khứ không có sức mạnh đối với hiện tại.” Khôn ngoan là đưa mọi thứ vào quan điểm trước khi đi đến kết luận – xem xét các sự kiện mang tính tuyệt đối trước khi đưa ra quyết định. Khôn ngoan là quản lý cảm xúc của bạn trong những tình huống khó khăn, là tư duy phản biện thay vì chỉ biết tuân thủ, là sự hiểu biết và tự nhận thức về bản thân. Do đó Lão Tử cho rằng “Biết người khác là thông minh; biết mình là trí tuệ đích thực. Thạo người khác là sức mạnh; làm chủ được bản thân mới là thực lực “ .
Hãy nhớ rằng cách tiếp cận khôn ngoan đối với các mối quan hệ, thói quen và công việc của bạn là con đường hiệu quả nhất để có một cuộc sống ý nghĩa, viên mãn và hạnh phúc.
SƯU TẦM