CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

MỘT GÓC NHÌN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID-19


TÍNH CHẤT TOÀN DIỆN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID-19

(bài viết chia sẻ trên  https://www.facebook.com/vovan.truong.90 )

Đây là một cuộc khủng hoảng, chưa từng xảy ra với loài người – là một cuộc khủng hoảng, khiến tất cả con người có liên quan đến kinh tế tài chính đều phải ghi nhận và hiểu rõ. Một lịch sử lớn chưa từng có mới hình thành trên hành tinh chúng ta. Và tôi cũng không đi vào chi tiết mà chỉ rút ra những thu thập của mình trong bề dày nghiên cứu các khủng hoảng từ 1929 đến nay. Dưới góc nhìn của người lề đường văn phong sẽ rất dễ chịu, dễ hiểu và dễ đọc. Nó thật sự rất quan trọng cho bất cứ ai…

1. Một cuộc khủng hoảng chết dưới tay Trung quốc (Chinazi)

=> Điều này nếu bạn muốn hiểu thì hãy đọc về nó.

=> Ở đây tôi chí nói (có rất nhiều vấn đề để nói): Lãnh vực y tế, biểu trưng của đại dịch Vũ Hán Virus, Các nước giàu có Phụ thuộc và bị động hoàn toàn vào Chinazi, Các nước không ai có thể giúp ai. Toàn cầu hóa sụp đỗ, Hoặc chí ít cũng sẽ bị đại phẫu trong nhiều thập niên tới.

=> Vấn đề sản xuất trong nước được đẩy lên tầm an Ninh quốc gia. Cấu trúc giao thương buộc phải xem xét lại

=> Bất công thương mại của phương tây với Chinazi được phơi bày hoàn toàn

=> Tất cả trong một, trong lòng một China đang khiến thế giới chao đảo. Đến nỗi Nhật cũng phải tung ra một gói kích thích kinh tế khổng lồ kèm củ cà rốt rút khỏi China.

2. Khủng hoảng lớn của người gửi tiền tiết kiệm

=> Bàn tay vô hình (invisible hand) là thuật ngữ được Adam Smith sử dụng để mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc phối hợp các quyết định độc lập của người mua và người bán lại với nhau. Bàn tay vô hình với tư cách cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa. Lúc này bàn tay vô hình mất tác dụng.

=> Các Ngân hàng trung ương đồng loạt đưa ra những gói kích cầu khổng lồ, Kết quả là thế giới ngập lụt tiền, trên một viễn cảnh toàn cầu, gần như không chừa nước nào. Trong thế giới tài chính, khi ngập lụt tiền thì một phần lớn nó được đẩy vào mua CP của chính mình bằng cách này hay cách khác. Hay nói cách khác muột cuộc khủng hoảng mượn nợ để sài

=> Khi mà hầu hết giời đầu tư phòng thủ ráo riết. Kinh tế suy trầm, hãng xưởng không trả được nợ, đành phải nhờ chính phủ cứu vớt (bailout). Kết quả là ngân hàng trung ương quốc tế không còn cách nào khác hơn là tiếp tục in tiền cứu nguy kinh tế, một giải pháp đã không tạo hiệu quả tích cực cho kinh tế thế giới (Nhưng không có cách nào khác), lại được tiếp tục thực hiện.

*** Cuối cùng người gửi tiết kiệm được xem là an toàn nhất lại là người chịu thiệt thòi lớn nhất. Nói một cách khác mỉa mai hơn đó là quyền lợi của người gửi tiền được chuyển giao cho người vay tiền. “Người già, người nghỉ ngơi cho người trẻ máu làm ăn”. Có ai biết món nợ này để cảm tạ không trên đất nước VN chậm phát triển này?

*** Thế giới ngập trong tiền. Khi mà cái chết và sự sống được đưa lên bàn cân. Thì người ta không còn cách nào khác, Buộc phải bơm một lượng tiền khổng lồ, nó cũng là thiệt hại ghê gớm cho người gửi tiền.

3. Cuộc khủng hoảng đứt gãy chuỗi cung ứng (Supply Chain)

=> Ở tiêu đề này, chắc tôi không cần nói mọi người cũng biết. Một sp, hàng hóa, hay dịch vụ được tạo nên bởi nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Một khi xảy ra ngưng trệ toàn cầu thì mối liên kết này gãy, đứt làm cho sản xuất tê liệt, ở đây là quy mô trên toàn cầu.

=> Tình trạng phong tỏa, giản cách hay cách ly xã hội càng làm nó tê liệt một cách rất hoàn toàn. Ngay cả ngành y tế cấp bách, cũng đang đối diện thách thức vô cùng lớn dù rất khẩn cấp toàn cầu.

*** Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người, & tầm ảnh hưởng của nó chưa thể đo lường được.

4. Một cuộc khủng hoảng trong lòng EU, một liên minh bộc lộ yếu điểm toàn diện

=> Âu Châu rơi vào tình trạng bị phong tỏa. Hoạt động kinh doanh đang bị đình trệ toàn diện trong khu vực.

=> Anh đã rời EU, tính chất của nó đã thể hiện rõ chớm đầu, và Chinazivirus này là một giọt nước tràn ly

=> China đang xen vào nội bộ, sẽ hình thành nên nhiều phe, và một chính sách nào đó sẽ thiệt hại cho bên này lợi cho bên khác, sự khác biệt được đẩy cao. Và quan trọng không kém, đó là vì nước này phá hoại nước kia thông qua kinh tế hậu Virus.

=> Chính xác tài chính, không thể dung hòa giữa các nước, Trái phiếu đồng Euro là một ví dụ. Khi mà toàn Âu Châu đang thâm thủng ngày càng lớn và sài toàn hàng Châu Á, những nước này sẽ nghèo đi thấy rõ. Khi mất dần vị thế thì tan ra.

=> Một điều cực kỳ quan trọng, toàn cầu hóa ngày càng bị bão tố. Bất cứ một chính sách nào đưa ra, sự khó khăn đạt được kéo dài, kết quả là bại liệt.

…quá nhiều vấn đề

5. Cuộc khủng hoảng sốc cả cung lẫn cầu (Chủ đề này tôi nói ở VN đi cho dễ hiểu, VN là một nền kinh tế mở nhất Á Châu)

=> Kinh tế toàn cầu gần như chắc chắn dưới 2.8% và thậm chí dưới 2% đang hiện hữu

=> (1) 85% doanh nghiệp Việt thu hẹp tiệu thụ (cầu). (2) 60% doanh nghiệp thiếu vốn, đứt dòng tiền. (3) 40% không có nguồn cung để sản xuất ( sốc cung). (4) 30% doanh nghiệp giảm doanh thu 30-50%. (5) Đặc biệt 22% doanh nghiệp cho rằng giảm doanh thu từ 50-80%. nguồn: VCCI

=> 50% không thể trụ nổi sau 6 tháng với tình trạng như hiện tại, (2) Quy mô lao động giảm đến 30% trong vòng 6 tháng. Đặc biệt 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường quý 1 và nguy cơ phải có đến 40-50.000 doanh nghiệp chết trong quý 2 tới. (Tác động sốc cả cung lẫn cầu)

*** Trên mặt trận quốc tế, những con số ban đầu như sau:

=> Ngành xe hơi Đức giảm 38%, Đa số các nước ngành này giảm từ 30% cho đến 65%, Như ở Anh giảm 44%. Một tác động kéo đến hàng nghìn lĩnh vực nhỏ hơn, Như phụ trợ.

=> Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sau mỗi tuần tăng lên tính bằng lần, như tuần rồi tăng đến hơn 7 lần so với dự báo vốn đã xấu. Thất nghiệp gia tăng được so sánh chỉ với những con số 1930s. Con số tháng tới có thể lên đến 25 triệu việc làm mất việc tại Mỹ

=> WTO dự báo kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh hơn nhiều so với mức 12,6% của khủng hoảng 2009. Mức suy giảm GDP cũng sẽ lớn hơn nhiều so với con số 2% cách đây hơn chục năm. OECD ước tính mỗi tháng phong tỏa sẽ khiến GDP giảm khoảng 2%.

=> Ngành sản suất máy bay, tê liệt gần như là hoàn toàn, kéo theo hệ lụy đến hàng trăm ngành nghề khác.

*** Toàn bộ gần như 80% các ngành công nghiệp tê liệt toàn cầu, từ Mỹ, Âu châu, đến Úc, Ấn Độ, Nam Mỹ và Á châu. Như vậy tôi có thể nhắc lại để các bạn gợi nhớ 1930s như thế nào, trong tình cảnh này chỉ có thể so sánh với 1930s

=> Ngày 24 tháng 10 năm 1929, Phố Wall rối loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu (nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường) bị các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường chứng khoán New York. Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday) mở đầu cho cuộc Đại khủng hoảng (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại suy thoái

(Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm 1933.

=> Chỉ số Dow Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381,2 điểm ngày 3 tháng 9 năm 1929 xuống còn 230,1 điểm ngày 29 tháng 10 năm 1929 và đạt điểm đáy ngày 8 tháng 7 năm 1932 khi đóng cửa ở mức 41,2 điểm − giảm gần 90% so với mức đỉnh nó từng đạt được ba năm trước. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính kéo theo suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ

  1. Cuộc khủng hoảng tự do thương mại thế giới (Trình bày sau)
  2. Cuộc khủng hoảng cái gọi là Liên Hợp quốc, UNx, WHO…(Trình bày sau)
  3. Cuộc khủng hoảng buộc các quốc gia phải xem xét lại, sản xuất trong nước & an ninh quốc gia (Trình bày sau)
  4. Cuộc khủng hoảng nan giải nhất loài người bở trái bóng nợ tiếp tục bơm để cứu kinh tế (Trình bày sau)
  5. Cuối cùng là cuộc khủng hoảng sắc màu China với Phương tây phải được giải quyết trong nhiều thập kỷ sau. Cuộc khủng hoảng Bàn Tay Vô Hình & hay là bất công thương mại toàn cầu, Hành vi dối trá của China (Vấn đề địa chính trị với thế giới tự do)

Kết luận:

=> Đây chắc chắn là một cuộc khủng hoảng toàn diện, tác động đến toàn bộ lãnh vực, khu vực kinh tế, tác động đến mọi quốc gia, mọi người dân. Tác động đến nền sản xuất toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu, Tác động đến cả 3 trụ cột gồm cả nền tài chính giao thương, nền thương mại giao thương và nền sản xuất giao thương. Ngoài ra cuộc khủng hoảng này còn kéo hệ lụy đầu tư lớn đến các quốc gia.

=> Tác động đến gần như toàn bộ mọi người trong xã hội, từ ăn xin cho đến đại gia tỷ usd. Các bạn đã sống trên đất nước này, chắc chắn chưa từng trải qua. Còn nhớ 1997 hay 2008 dù quy mô kinh tế khác nhau, nhưng tác động đến nhóm người trong xã hội không như hiện nay.

=> Bây giờ vẫn còn rất sớm để khẳng định các chi tiết. Tôi nghĩ rằng phải đợi những con số biết nói để tiến dần đến rõ ràng 100%. 

Theo Trường money

 

 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

Địa chỉ: Nhà số 6 – Ngõ 293/32 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội;

Điện thoại: 0912265075

E-mail: contact@tvtinvest.com

Website: http://tvtinvest.com