SUY NGẪM VỀ CÁC KỸ NĂNG ĐỂ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG
Hơn 50% doanh nghiệp thất bại vì người làm chủ chỉ tập trung vào lợi nhuận thay vì mài giũa các kĩ năng kinh doanh cơ bản. Nếu là chủ một doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ phải nắm giữ và quản lý hết hầu hết các công việc của doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là công việc bạn cần tự làm và đâu là công việc bạn có thể ủy thác cho đồng đội của mình.
Lâu dài, bạn có thể học được nhiều kỹ năng, nhưng thời gian đã mất sẽ không quay trở lại, bạn cần ưu tiên mọi thứ cho nó để có thể tập trung vào một bức tranh lớn hơn.
Nếu bạn đang bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình hoặc đang phải đối mặt với một vài vấn đề của doanh nghiệp, đây là một số kỹ năng cần phải biết để thành công trong giới kinh doanh:
1. Biết khi nào nên lùi lại và nên giao phó công việc
Phó thác là việc gây nhiều khó khăn cho các nhà doanh nhân vì nó liên quan đến việc giao trách nhiệm cho người khác. Tất cả các hoạt động thường nhật và nhỏ nhặt nên được giao phó cho các nhân viên và không cần phải quản lý vi mô.
Phân quyền hiệu quả sẽ giúp cho nhân viên của bạn thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, năng suất và đồng thời có thể kiểm soát, duy trì kết quả chung. Bạn nên phân quyền theo cách làm cho công việc hiệu quả thay vì phân chia theo cách khác.
2. Kỹ năng giao tiếp phù hợp
Giao tiếp là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc sống. Mọi khía cạnh trong cuộc sống hoặc bất kì một nhiệm vụ nào cũng đều yêu cầu bạn phải cải thiện khả năng giao tiếp.
Để có hiệu quả tích cực trong kinh doanh, bạn cần phải giao tiếp tốt. Từ việc thuê một nhân viên mới đến liên lạc với các nhà đầu tư, giao tiếp tốt giúp bạn chọn đúng ứng viên và tạo ấn tượng phù hợp. Bạn có thể nói rõ ràng những kỳ vọng của bạn và miêu tả quá trình mà bạn mong muốn. Giao tiếp là chìa khóa để mô tả tầm nhìn và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả.
3. Đàm phán với khả năng tốt nhất mà bạn có
Nếu muốn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, bạn phải trau dồi kỹ năng đàm phán của mình. Chúng ta đều đã thấy mẹ mình thương lượng hàng ngày tại các chợ nông sản và cửa hàng tiết kiệm. Tuy nhiên, đàm phán chính thức là một kỹ năng đòi hỏi sự chuẩn bị sẵn sàng và đúng đắn mà ta có thể học được thông qua thực tiễn.
Đàm phán càng thường xuyên thì kỹ năng đàm phán sẽ ngày càng mượt mà hơn. Bạn sẽ biết phải nói gì, khi nào nên nói và làm thế nào để nói, thậm chí là khi nào nên dừng lại và nhượng bộ. Chỉ cần đảm bảo rằng cuộc đàm phán là đôi bên cùng có lợi khi đàm phán với bên thứ ba để có thể đem lại kết quả tốt nhất cho bản thân và cho doanh nghiệp của bạn.
4. Hoạch định chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược là rất quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả của các nguồn lực kinh doanh. Nó bao gồm tất cả mọi thứ từ việc xác định mục tiêu, hiệu suất, kỳ vọng, thiết kế, phân bổ, thực hiện, phân tích và thậm chí là dự đoán rủi ro trong tương lai cùng với kế hoạch để giải quyết nó.
Vốn và con người là hai nguồn lực đóng vai trò chính trong hoạch định chiến lược giúp định hướng công ty đi đúng hướng. Hãy tạo cho mình một kế hoạch với khung từ 3 đến 6 năm và xác định rõ rành những quy trình từ đầu đến cuối mà bạn phải thực hiện.
5. Kỹ năng lãnh đạo
Đây là một kỹ năng có liên quan đến phân quyền trong công việc. Kỹ năng lãnh ạo ít nhiều sẽ có khả năng thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả cùng hướng tới mục tiêu chung.
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm, sắp xếp hợp lý và thúc đẩy cấp dưới của bạn. Đối xử với các thành viên trong nhóm một cách tôn trọng, tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng họ không xem nhẹ bạn. Một nhà lãnh đạo giỏi nên biết cách tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư trong khi duy trì một bàn tay vững chắc.
6. Kỹ năng xây dựng đội nhóm
Có sức mạnh đoàn kết và kỹ năng xây dựng đội ngũ là rất cần thiết cho một doanh nhân. Các nhóm làm việc có tiềm năng tạo ra các giải pháp hiệu quả và năng suất cao hơn các cá nhân. Điều quan trọng là phải biết kỹ năng xây dựng đội ngũ và làm thế nào để giữ mọi người lại với nhau, những người có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
Tinh thần đồng đội là khả năng làm việc cùng nhau hướng tới một tầm nhìn chung. Là khả năng của những thành tựu cá nhân đối với các mục tiêu của tổ chức. Đó là nhiên liệu cho phép người bình thường có thể đạt được những kết quả bất thường.”- Theo Andrew Carnegie
7. Kỹ năng phân tích, bán hàng và tiếp thị
Với những tiến bộ trong công nghệ, các nơi làm việc ngày nay đang trở nên phức tạp hơn. Nhu cầu phân tích và dự đoán kết quả dựa trên nghiên cứu thị trường và dữ liệu đã tăng lên đáng kể.
Tư duy phân tích giúp doanh nghiệp của bạn dự đoán được ít nhiều mọi thứ trước và sau khi chúng xảy ra trong tương lai. Bạn có thể xác định vị trí hiện tại của mình và cách để có thể thu hẹp khoảng cách giữa vị trí hiện tại và mục tiêu của bản thân.
Bán hàng và tiếp thị là các bước tiếp theo sau khi phân tích. Các sản phẩm sẽ không có tác dụng nếu khách hàng không biết rằng nó tồn tại. Từ giá cả, quảng cáo, chính sách tiếp thị và nhắm đúng đối tượng, có rất nhiều nhiệm vụ có thể giúp tăng doanh số và khả năng hiển thị thương hiệu.
Giao tiếp mạnh mẽ và sự hiện diện của thương hiệu là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển và thu về lợi nhuận.
8. Kỹ năng quản lý tài chính
Doanh nghiệp của bạn vừa có lãi hoặc vừa nhận được một nguồn tài trợ khổng lồ, vậy bạn nên làm gì tiếp theo?
Quản lý tài chính đúng cách là rất quan trọng để tối đa hóa kết quả. Kỹ năng này liên quan đến việc duy trì sự cân bằng giữa rủi ro chi tiêu, thu nhập và đầu tư. Báo cáo ngân sách và hiệu quả tài chính là vô cùng quan trọng. Bạn nên thuê một chuyên gia để giải thích và phân tích báo cáo tài chính để có thể giải quyết những sơ hở gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của bạn.
Hy vọng bài viết này đã cho bạn một ý tưởng về các quy trình và những điều bạn cần phải làm để trở thành một người thành công.
SƯU TẦM