CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

NHÀ ĐẦU TƯ BILL MILLER VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐẦU TƯ KHÁC BIỆT


[Quy tắc đầu tư vàng] Bill Miller – từ phương pháp đầu tư bị nghi ngờ cho tới huyền thoại Phố Wall

Bill Miller Sinh năm 1950 tại Laurinburg, Bắc Carolina là cựu chủ tịch quỹ tương hỗ của Legg Mason Value Trust và hiện là chủ tịch của Miller Value Partners LLC.

Phải nói rằng, Miller là người nhận được rất nhiều lời khen ngợi tuyệt vời nhưng lại chịu rất ít lời chỉ trích hơn bất kỳ nhà quản lý quỹ tuyệt vời nào. Từ năm 1991 đến năm 2005, Miller đã lật đổ kỷ lục lợi nhuận của Peter Lynch bằng cách đánh bại thị trường chứng khoán trong 15 năm liên tiếp. Thường thì chỉ có khoảng 25% quỹ cổ phần làm được điều đó mỗi năm, còn tỷ lệ để một quỹ duy nhất đánh bại thị trường chứng khoán 15 năm liên tiếp là rất thấp.
Trong khi ngoài đời Miller nổi tiếng với việc quản lý Legg Mason, nhưng nếu ai xem qua bộ phim The Big Short sẽ thấy ông bị nhiều sự “chèn ép”. Nhân vât giả tưởng “Bruce Miller”, được mô phỏng theo cuộc sống thực của Bill Miller ngoài đời, tham gia vào một cuộc tranh luận trong bộ phim, trong đó ông mạnh mẽ bảo vệ đầu tư của mình vào Bear Stearns ngay cả khi những người tham dự cuộc trò chuyện tin rằng cổ phiếu của ngân hàng sẽ sụt giảm.
Mặc dù đây là hư cấu nhưng dường như nó chia sẻ một số yếu tố sự thật đó là Miller đã phải chịu những tổn thất lớn sau sự sụp đổ của Bear Stearns. Tuy vậy Miller vẫn đáng nắm giữ vị trí là một trong những nhà quản lý quỹ giỏi nhất trong lịch sử và cũng là một trong những người đã gây ảnh hưởng dẫn đến sự sụp đổ thị trường vào khoảng thời gian khủng hoảng tài chính năm 2008.

Triết lý đầu tư :

Vào tháng 11 năm 2006, biên tập viên của tạp chí Fortune, Andy Serwer, đã mô tả phong cách đầu tư của Bill Miller: “Bạn không thể làm được những gì mà anh ấy đã làm trong một thế giới cực kì cạnh tranh và anh ấy làm việc cực kỳ hiệu quả trong việc lựa chọn cổ phiếu… Thực tế là Miller đã mất nhiều thập kỷ để nghiên cứu từ những người xung quanh và những người bước chung con đường, từ đó hình thành anh ấy độc nhất vô nhị”

Miller tự mô tả mình như là một nhà đầu tư giá trị (value investor), mặc dù quan điểm của ông về đầu tư giá trị có xu hướng khác với mô hình truyền thống. Cụ thể hơn, Miller cảm thấy rằng bất kỳ cổ phiếu nào cũng đều có thể là cổ phiếu giá trị (value stock), với điều kiện là nó có mức chiết khấu tương đối so với giá trị nội tại của nó.
Những thành công lớn đến với Miller trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 với hai yếu tố chính: phân tích cổ phiếu đầy đủ chi tiết và xây dựng danh mục đầu tư. Trong năm 2006, bức thư của Bill Miller gửi cổ đông giải thích về hai yếu tố này tác động như thế nào với Value Trust:
“Đầu tư giá trị (value investing) có nghĩa là luôn hỏi về giá trị tốt nhất là gì và không được giả định/giả sử rằng thứ này trông đáng giá đắt tiền hoặc giả định rằng bởi vì một cổ phiếu giảm giá và giao dịch ở mức thấp nghĩa là đó là một món hời … Đôi khi sự tăng trưởng nghĩa là giá rẻ nhưng giá trị đắt. . . . Vấn đề đặt ra ở đây không phải là sự tăng trưởng hay giá trị, nhưng giá trị tốt nhất ở đâu?… Chúng ta xây dựng danh mục đầu tư bằng cách sử dụng “đa dạng hóa các yếu tố”. . . 
Chúng ta đang sở hữu một loạt các công ty có các yếu tố định giá cơ bản khác nhau. Một số công ty trong đó có P/E cao và P/E thấp, giá cả cao và giá cả thấp. Hầu hết các nhà đầu tư khác có khuynh hướng không đa dạng về các yếu tố định giá này, với các nhà đầu tư thiên về giá trị truyền thống (traditional value investor) hay đi liền với các cổ phiếu giá trị thấp và các nhà đầu tư tăng trưởng (growth investor) tập trung trong việc định giá cao …
Vào giữa những năm 1990, chúng ta bắt đầu tạo ra danh mục đầu tư đa dạng hóa các yếu tố và điều đó đã trở thành điểm mạnh của chúng ta … Chúng ta sở hữu P/E thấp và cũng có P/E cao, nhưng chúng ta sở hữu chúng với cùng một lý do: chúng ta tin rằng chúng bị định giá sai. Chúng ta khác với nhiều nhà đầu tư khác trong việc sẵn sàng phân tích cổ phiếu đắt tiền để xem liệu họ có thực sự đắt tiền không. Nhìn thì thấy là đáng giá, trên thực tế thì nhiều cổ phiếu thực sự không đáng giá như vậy”.

Những châm ngôn về phong cách đầu tư của ông:

“Tôi thường nhắc nhở các nhà phân tích của chúng tôi rằng 100% thông tin bạn có về một công ty đại diện cho quá khứ và 100% giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào tương lai.”

“Thị trường phản ánh những thông tin sẵn có như các giáo sư nói với chúng tôi.Nhưng cũng giống như các tấm gương phản chiếu không phản ánh chính xác cân nặng của bạn, thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thông tin đó.Thường thì chúng quá bi quan khi chúng xấu và quá lạc quan khi chúng tốt”

“Những gì chúng tôi cố gắng làm là lợi dụng lỗi người khác gây ra, thường bởi vì họ quá định hướng ngắn hạn hoặc họ phản ứng lại với các sự kiện kịch tính hoặc đánh giá quá cao tác động của các sự kiện, vân vân…”

Trên thị trường chứng khoán, “đầu tư giá trị” là một trường phái đầu tư kinh điển được nhiều người tôn sùng. Nếu có ai bị phê phán rằng họ không phải nhà đầu tư giá trị thực thụ, hẳn đó sẽ là một lời nói chấn động. Nhưng với Bill Miller thì không.

Bill Miller là nhà đầu tư duy nhất đánh bại S&P 500 trong 15 năm liên tiếp và đi vào lịch sử như một trong những nhà đầu tư giá trị vĩ đại nhất.

Trong năm 2019, quỹ Miller Value Partners – do Bill Miller vận hành – là một trong những quỹ đầu cơ đạt hiệu suất cao nhất trong lịch sử với 119,5%.

Phong cách đầu tư của ông được xem là sự kết hợp của từ Ben Graham, Warren Buffett, John Williams và Charlie Munger.

Câu châm ngôn ông vẫn thường nhắc đi nhắc lại các nhân viên của mình khi làm việc: “Tôi thường nhắc nhở các nhà phân tích của chúng tôi rằng 100% thông tin anh có về một công ty phản ánh quá khứ, trong khi đó 100% việc định giá cổ phiếu lại phụ thuộc vào tương lai.”

Trong đó, một trong những phương pháp được nhắc tới gắn liền với tên tuổi của Miller là việc định giá không dựa trên P/E, P/B mà dựa trên dòng tiền.

Những nhà đầu tư thường dùng chỉ tiêu P/E để định giá doanh nghiệp, Miller thì không. Ông không quan tâm công ty có P/E 10x hay 100x. Xét cho cùng, tất cả những gì ông quan tâm là dòng tiền tương lai của doanh nghiệp và liệu ông ấy có thể mua dòng tiền tương lai đó với giá thấp hơn trị giá thực sự của nó hay không.

Định nghĩa giá trị của chúng tôi xuất phát từ các cuốn sách giáo khoa tài chính. Trong đó, giá trị của khoản đầu tư được định nghĩa là giá trị hiện tại của dòng tiền tự do trong tương lai của khoản đầu tư. Bạn sẽ không tìm thấy ‘giá trị’ được định nghĩa bằng mức P/E thấp hay P/FCF thấp trong sách tài chính. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư sử dụng những hệ số này như đại diện cho những cổ phiếu giá hời tiềm năng. Chúng đôi khi đúng, đôi khi không”.

Nhà đầu tư huyền thoại này cho rằng các hệ số như P/E và P/FCF chỉ nên được xem là chỉ dẫn để nghiên cứu sâu hơn chứ không dùng để ra quyết định đầu tư ngay lập tức.

Ví dụ như một công ty viễn thông chưa từng có lãi ròng trong 30 năm, nhưng nếu bạn đầu tư vào công ty này, số tiền của bạn sẽ tăng gấp 900 lần, vì công ty đó tạo ra rất nhiều giá trị.

Theo Miller, cái bẫy giá trị xuất hiện khi định giá theo những thước đo định lượng giảm về mức mà mọi người cảm thấy hấp dẫn.

“Cái bẫy sẽ hé mở khi các yếu tố kinh tế cơ bản của doanh nghiệp đang thay đổi hoặc ngành công nghiệp đang chuyển mình, và thị trường thường phản ánh điều này vào giá một cách chậm rãi”, ông đã nhấn mạnh trong cuốn sách “The Man Who Beats the S&P”.

Một nhà đầu tư hoạt động dựa vào định nghĩa “giá trị” trên trang MorningStar sẽ không thể đầu tư vào các công ty công nghệ hay phần mềm. Họ sẽ đầu tư vào các cổ phiếu có P/B thấp, do đó dễ mắc bẫy giá trị.

Miller không quan tâm tới cái mác “nhà đầu tư giá trị” mà chỉ quan tâm tới dòng tiền mặt tự do của một doanh nghiệp.

Một phương pháp khác cũng đóng góp vào thành công của Miller là mua cổ phiếu tại mức có kỳ vọng thấp.

Khái niệm này khá đơn giản. Bạn mua cổ phiếu tại mức giá bao hàm kỳ vọng thấp về thành quả tương lai của doanh nghiệp. Liệu mức giá hiện tại ngụ ý kỳ vọng cao hay thấp? Công ty cần phải làm gì trong vòng 3, 5 hoặc 7 năm tới để dung dưỡng cho mức giá hiện tại?

“Mẫu số chung giữa các cổ phiếu chiến thắng của chúng tôi đều xuất phát từ kỳ vọng thấp. Thành tích của một cổ phiếu phụ thuộc vào mối tương quan giữa yếu tố cơ bản và kỳ vọngĐối với những cổ phiếu thắng lớn, khoảng cách giữa thành tích thực sự và thành tích mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ là lớn nhất. Các cổ phiếu mang lại thành quả cao nhất của chúng tôi cũng thường là những công ty tiếp tục tích lũy giá trị trong nhiều năm như Amazon”.

Kỳ vọng thấp là điểm khởi đầu của ông Miller. Bằng cách kiên nhẫn, ông có khả năng tận dụng lợi thế của cổ phiếu có kỳ vọng thấp. Khi thấy một ý tưởng đầu tư hay ho, ông sẽ mua dù biết giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm.

SƯU TẦM

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

Địa chỉ: Nhà số 6 – Ngõ 293/32 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội;

Điện thoại: 0912265075

E-mail: contact@tvtinvest.com

Website: http://tvtinvest.com