CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

NHÀ ĐẦU TƯ MARK MOBIUS VÀ CÁC QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA ÔNG


 

Lời khuyên từ nhà đầu tư kỳ cựu Mark Mobius: 'Hãy mua vàng ở bất cứ giá nào'

Mark Mobius – sinh ngày 17 tháng 8 năm 1936. Ông có cha là người Đức và mẹ là người Puerto Rico. Sau đó ông theo gia đình sang sinh sống tại Hempstead, New York. Cả tuổi thơ của Mobius trôi qua êm đềm dưới sự giám sát học hành từ người cha, ông đã bộc lộ năng khiếu học hành – nghiên cứu số học từ khá sớm.

Năm 1987, Mobius gia nhập Templeton và nhận chức là chủ tịch điều hành của Tập đoàn Thị trường mới nổi Templeton. Tại Templeton, ông thành lập và chỉ đạo nhóm nghiên cứu chi tiết các thị trường chứng khoán, thời bấy giờ đang có sẵn trụ sở tại 18 văn phòng thị trường mới nổi toàn cầu và quản lý hơn 50 tỷ đô la trong danh mục đầu tư của thị trường mới nổi. Quỹ này định hướng phân bổ danh mục đầu tư vào các lĩnh vực như chuỗi nhà hàng, xây dựng, thực phẩm, dịch vụ, du lịch và logistics. Năm 2018, Templeton tuyên bố quyết định nghỉ hưu của Mobius từ Franklin Templeton có hiệu lực từ ngày 31 tháng 1 năm 2018. Khi ấy ông đã gần 82 tuổi.

Chưa đầy 4 tháng sau khi rời Quỹ Franklin Templeton Investments, Mark Mobius đã thành lập một quỹ quản lý tài sản mới để đầu tư vào các thị trường mới nổi. Mobius Capital Partners LLP, tên của quỹ, chưa có kế hoạch hợp tác với các nhà đầu tư bên ngoài và muốn huy động khoảng một tỷ USD trong 2-3 năm tới. Nhà đầu tư huyền thoại và năng động dự định sẽ quản lý một danh mục đầu tư cô đặc gồm khoảng 40 cổ phiếu. Dự định của quỹ là tham gia đầu tư vào 1 số thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Mỹ Latin và tất nhiên không thể thiếu Việt Nam.

Các cổ phiếu Việt Nam được Mobius ưa thích theo ông bật mí thường là những doanh nghiệp đầu ngành tiêu dùng, sản xuất và dược phẩm của Việt Nam… Chủ yếu đều là những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình và hầu hết là những cổ phiếu đã hết room ngoại.

Trong giai đoạn thời kì trải dài lịch sử thị trường, khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã hai lần mất gần 50% giá trị thế nhưng lần thiệt hại lớn nhất của ông chỉ mất chưa tới 12%. Tuy nhiên hiệu suất sinh lời lại lên tới gần 20% đều đặn trong suốt chu kỳ đầu tư của ông. Qua những thăng trầm của thị trường, ông thừa nhận mình chính là người hết sức kiên nhẫn và luôn tự đặt ra 2 câu hỏi trong đầu mỗi khi bắt tay vào một phi vụ đầu tư.

Hai câu hỏi thường trực đó được ông chia sẻ trên Bloomberg như sau:

1.Thế nào là một nhà đầu tư thật sự?

Theo Mobius, nhà đầu tư thật sự ít khi bị buộc phải bán những cổ phần của mình, và vào tất cả các thời điểm khác thì anh ta hoàn toàn không cần phải quan tâm tới giá niêm yết hiện tại.

Nhà đầu tư chỉ cần hành động trong chừng mực phù hợp với sự thay đổi giá trị cơ sở của doanh nghiệp, và không cần hơn. Do vậy, nhà đầu tư nào mà để mình bị bấn loạn hay lo lắng quá đáng vì những lần giảm giá thị trường một cách vô lý với những cổ phần của mình, thì anh ta đang biến lợi thế cơ bản của mình thành bất lợi cơ bản một cách tai hại.

Khi thị trường sụt giảm, cổ phiếu nắm giữ trượt dài, sẽ là thua lỗ thật sự nếu nhà đầu tư chuyển từ khoản lỗ trên lý thuyết thành thực tế. Mặc dù giá giảm, tài sản bốc hơi không lý do, nhưng một khi giá trị cơ sở của doanh nghiệp vẫn tốt thì nhà đầu tư nên giữ vững niềm tin để không bị cuốn theo đám đông.

Sẽ tốt hơn đối với nhà đầu tư, nếu chứng khoán của anh ta không hề có báo giá thị trường. Lúc đó, nhà đầu tư sẽ thoát khỏi sự đau khổ tâm lý gây ra từ những sai lầm trong đánh giá của người khác.

Tóm lại, các dao động về giá và thị trường chỉ có một ý nghĩa đáng chú ý với nhà đầu tư thực thụ. Những lần dao động thị trường, lớn hay nhỏ và tăng hay giảm, sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua rẻ bán đắt.

Còn vào những lúc khác, sẽ tốt hơn cho mọi nhà đầu tư nếu anh ta tập trung vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đôi khi trên thị trường xảy ra tình hình kết quả kinh doanh năm của doanh nghiệp khá sáng sủa, trong khi một số cổ phiếu giá của chúng lại rơi vào vòng xoáy giảm chung. Đâu đó, nhà đầu tư thông minh nhìn vào đây và thấy cơ hội. Như một câu nói nổi tiếng, “Hai người cùng nhìn ra song cửa nhà tù, một người nhìn thấy bùn đen, còn người kia thấy những vì sao”.

2. Đối diện như thế nào khi thị trường chứng khoán lao dốc?

Khi nào chứng khoán ngừng rơi? Thị trường chứng khoán khi nào trở lại và rằng đâu là điểm đáy của thị trường? Chính Mobius cũng không giỏi dự đoán những điều này.

Nhưng ông chắc chắn rằng sẽ không để bản thân lo lắng quá mức đến những diễn biến ở cả trong và ngoài nước. Thay vì chăm chăm nhìn vào những khía cạnh thông tin bên ngoài doanh nghiệp, ông dồn mọi sự tập trung để phân tích giá trị nền tảng của cổ phiếu mà ông đã sở hữu, và xem có nên tiếp tục giữ chúng hay không.

Thực tế, ông cho rằng thị trường luôn biến động, suy giảm như một cơ hội tuyệt vời để nâng cấp, “mua vào” chất lượng cổ phiếu mà ông đang sở hữu. Đồng nghĩa việc thay thế các cổ phiếu yếu nhất trong danh mục bằng các cổ phiếu mới tốt hơn.

Những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt thường được bán với mức giá cao tương đương lúc thị trường ổn định. Nhưng với thị trường đang hoảng loạn, cổ phiếu bluechip nằm “sàn”, đây sẽ là cơ hội để có được chứng khoán chất lượng với giá bèo.

SƯU TẦM

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

Địa chỉ: Nhà số 6 – Ngõ 293/32 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội;

Điện thoại: 0912265075

E-mail: contact@tvtinvest.com

Website: http://tvtinvest.com