NHƯNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ GIẢM PHÁT
Lạm phát và giảm phát là hai hiện tượng đối lập nhau trong một nền kinh tế. Vậy Lạm phát, Giảm phát là gì? nó ảnh hưởng thế nào đến kinh tế? Chúng ta sẽ được biết các nội dung này như sau:
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Đồng nghĩa với sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi đó với cùng một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đó.
Do đó lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
2. Giảm phát là gì?
Giảm phát là một hiện tượng ngược lại với lạm phát. Đây là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Tình trạng giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
Nói chung giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái.
3. Ảnh hưởng của lạm phát và giảm phát
Lạm phát và giảm phát đều có những ảnh hưởng riêng của nó đối với nền kinh tế.
a. Lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực tế của người lao động. Thu nhập danh nghĩa tuy không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ, giá trị hàng hoá dịch vụ tăng cao, có nghĩa là với cùng một thu nhập, thì người lao động sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Giá trị đồng tiền bị giảm dần. Do đó, thu nhập thực tế của người lao động bị giảm.
Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên. Vì thế người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến. Người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.
Ở mức độ quốc gia, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng. Cho nên đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn.
b. Giảm phát
Đối nghịch với lạm phát giảm phát. Hiện tượng này làm giá trị hàng hoá giảm hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm giá sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí.
Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy như sản lượng đình đốn và suy thoái. Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng.
Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, nó sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.
Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận. Đóng cửa các nhà máy hàng loạt, thất nghiệp gia tăng. Giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân cũng là những hậu quả nặng nề từ giảm phát.
4. Lạm phát và giảm phát là tốt hay xấu?
Giảm phát và lạm phát là hai hiện tượng khá thường gặp trong trong một nền kinh tế. Ở một mức độ vừa phải nó có tác động tích cực đến thị trường. Tuy nhiên ở một mức độ cao thì cả lạm phát và giảm phát đều gây ra những hậu quả nặng nề như suy thoái, khủng hoảng kinh tế.
5 . ngoài các tình trạng Lạm phát và Giảm phát nên trên còn có hiện tiệng Tăng phát (tiếng Anh là Reflation).
Tăng phát là một chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ được xây dựng để tăng sản lượng sản xuất, kích thích chi tiêu và hạn chế ảnh hưởng của giảm phát xảy ra sau một thời kì bất ổn kinh tế hoặc suy thoái kinh tế.
Đặc điểm Tăng phát được sử dụng với mục đích chống lại sự giảm phát hay sự giảm giá chung cho toàn bộ hàng hóa và dịch vụ khi lạm phát giảm xuống dưới 0.
Giảm phát là một điều kiện thay đổi nền kinh tế trong dài hạn, thường đặc trưng bởi sự thịnh vượng kinh tế kéo dài và cố gắng giảm tất cả các lực lượng dư thừa trong thị trường lao động.
Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả phần đầu tiên của giai đoạn phục hồi kinh tế sau một thời gian nền kinh tế thu hẹp (Contraction).
Các chính sách Tăng phát
Các chính sách tăng phát thường bao gồm:
– Giảm thuế: thuế thấp hơn làm cho các công ty và nhân viên có nhiều tiền nhàn rỗi hơn. Có nhiều thu nhập hơn làm tăng chi tiêu trong nền kinh tế, nâng cao cầu và giá cả hàng hóa.
– Giảm lãi suất: việc đi vay rẻ hơn và việc gửi tiết kiệm vào các ngân hàng đem lại ít lãi hơn khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn.
– Thay đổi cung tiền: khi các ngân hàng trung ương tăng lượng tiền tệ và các công cụ thanh khoản khác trong hệ thống ngân hàng, chi phí tiền giảm tạo ra nhiều khoản đầu tư hơn và nhiều tiền hơn vào tay người tiêu dùng.
– Các dự án vốn: các dự án đầu tư lớn tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy tỉ lệ việc làm và lượng người có sức mạnh chi tiêu.
Nhìn chung, các biện pháp tăng phát nhằm mục đích nâng cao cầu hàng hóa bằng cách đưa nhiều tiền hơn vào túi người dân và các công ty để tạo động lực chi tiêu lớn hơn.
Ví dụ về Tăng phát
Trước cuộc Đại suy thoái, nền kinh tế Mỹ giảm nhiệt và Fed đã cố gắng tạo ra lạm phát sau khi sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ khuyến khích tăng phát như giảm lãi suất thấp hơn và tăng cung tiền.
Cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Donald Trump, nền kinh tế Mỹ mới bắt đầu tình trạng tăng phát tài khóa.
Tổng thống Trump đã cam kết một dự luật cơ sở hạ tầng nghìn tỉ đô la và cắt giảm thuế sâu với hi vọng các biện pháp này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát huy hết công suất.
Những bên được lợi nhiều nhất từ tăng phát là các hàng hóa, ngân hàng và cổ phiếu giá trị.
Cần phân biệt tăng phát với lạm phát là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau.
– Thứ nhất, tăng phát không xấu. Nó là thời kì giá tăng khi một nền kinh tế đang phấn đấu để đạt được toàn dụng việc làm và tăng trưởng.
– Mặt khác, lạm phát thường được coi là xấu vì nó đặc trưng bởi giá cả tăng trong thời kì nền kinh tế hoạt động hết công suất.
Hay có thể nói, tăng phát là lạm phát cố tình được thực hiện để làm giảm suy thoái kinh tế.
Ngoài ra, giá tăng dần dần trong thời kì tăng phát và tăng nhanh trong thời kì lạm phát. Về bản chất, tăng phát có thể được gọi là lạm phát được kiểm soát.
SƯU TẦM