BÀN LUẬN GIẢI PHÁP GIÚP THAY ĐỔI TƯ DUY
Trong mọi sự việc, con người có xu hướng nhìn nhận sự tiêu cực nhiều hơn sự tích cực. Não bộ mỗi người phải xử lý hơn 60.000 suy nghĩ hàng ngày, với đủ các loại cảm xúc, song phần lớn là những ý niệm lặp đi lặp lại và mang đến sự tức giận, buồn bã, chán nản,…Và tất nhiên, chúng ảnh hưởng và thể hiện ra trong cuộc sống mỗi người: trở nên cáu kỉnh, bất mãn, không hòa nhập được với môi trường xung quanh,…
Nhà tâm lý học Martin Seligman – người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu được gọi là “Tâm lý học tích cực” đã nhận định trong cuốn sách “Authentic happiness” của ông: “Cứ mỗi 100 bài báo nói về nỗi buồn, bi kịch thì chỉ có 1 bài báo nói về niềm vui, sự hành phúc. Những tin tức truyền thông cũng có tỉ lệ tương tự như vậy”.
Biện pháp “appreciative inquiry” (phỏng vấn tích cực) là công cụ mà các cá nhân hoặc công ty, đội nhóm có thể áp dụng. Nếu đối phương trình bày quan điểm tiêu cực đối với một vài sự kiện hoặc chủ đề cụ thể, bạn có thể trò chuyện với họ bằng cách sử dụng kỹ thuật có tên gọi là “phỏng vấn tích cực”. Đây là quá trình đưa ra câu hỏi để giúp người đó hình dung về tương lai tươi sáng hơn. Nếu họ than phiền về sự kiện nào đó trong quá khứ, bạn có thể đặt ra câu hỏi cho họ dựa trên khía cạnh tích cực về trải nghiệm của họ hoặc hỏi về tương lai.
Những loại câu hỏi này có thể bao gồm “Bạn hy vọng điều gì sẽ xảy ra trong lần tới?” hoặc “Điều gì hóa ra lại là yếu tố tích cực trong trải nghiệm đó?”.
Loại câu hỏi này sẽ dẫn dắt câu chuyện hướng về hình ảnh của một tương lai tươi sáng hơn và cách để đạt được nó.
Chuyển từ SWOT sang SOAR
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
Tương tự với mô hình này, biện pháp “appreciative inquiry” thúc đẩy chúng ta sử dụng ma trận SOAR nhằm cải thiện khả năng đưa ra quyết định và nâng cao đạo đức mỗi người. SOAR là viết tắt của 4 từ Tiếng anh: Strengths (thế mạnh), Opportunities (cơ hội), Aspirations (khát vọng), and Results (kết quả)
1. Thế mạnh (Strengths)
Đây là điều khởi đầu khi muốn tìm ra một chiến lược thành công. Bạn cần biết mình đang nắm giữ “vũ khí” nào và làm sao để phát triển chúng.
Ví dụ: Nếu phân tích Coca-cola, thì thương hiệu là một thế mạnh chính của Coca-cola. Tương tự, phân phối, số lượng nhân viên tốt, thiện chí trên thị trường là một số thế mạnh khác của Coca-cola.
Một số câu hỏi có thể được hỏi là
Điều gì làm nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh?
Điểm gì vượt trội hơn tất cả những người khác?
Điều gì tác động tới những thế mạnh này?
2. Cơ hội (Opportunity)
Điều này giống với yếu tố thứ ba của phân tích SWOT. Bằng cách phân tích các cơ hội, bạn sẽ nhận ra tiềm năng phát triển của mình và khai thác triệt để chúng.
Tại bước này có thể chia cơ hội thành 2 loại:
– Cơ hội bên trong: ý chí, tư duy của mỗi người
Bạn có sẵn sàng trải nghiệm những điều mới?
Thái độ khi đối diện với những thử thách ra sao?
– Cơ hội bên ngoài: môi trường, khóa học, mối quan hệ
Bạn có đang ở trong môi trường mang lại nhiều kinh nghiệm cho bản thân?
Công việc hiện tại có nhiều triển vọng trong tương lai không?
3. Khát vọng (Aspiration)
Những gì bạn không thấy không có nghĩa chúng không khả thi. Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản của SOAR, đó là dựa trên triển vọng, khả năng của mỗi người, mỗi công ty. Về bản chất, sự thành công chỉ đạt được khi bạn có đủ khát khao và hoài bão thực hiện.
Ví dụ – Khi Amazon bắt đầu, trở lại năm 1994, nguyện vọng của nó có thể là trở thành nhà bán lẻ sách lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nhưng khi Amazon tiến lên, nó bắt đầu mở rộng sang các sản phẩm khác cũng như các khu vực địa lý khác. Tự nhiên, khát vọng của nó thay đổi theo thời gian. Nhưng tầm nhìn dài hạn của công ty vẫn gần như giữ nguyên – công ty lấy khách hàng làm trung tâm, nơi khách hàng có thể tìm và khám phá bất cứ điều gì họ có thể muốn mua trực tuyến.
Một số câu hỏi để giúp quyết định yếu tố
Chúng ta quan tâm sâu sắc điều gì để chúng ta sẽ cố gắng đạt được nó?
Điều gì là thực sự quan trọng và luôn mong muốn có được?
Vì sao bạn lại đặt ra mục tiêu như vậy?
Tương lai của chúng ta sẽ trông như thế nào và chúng ta muốn thay đổi điều đó như thế nào?
4. Kết quả (Result)
Đây sẽ là những thành quả bạn gặt hái được sau khi thực hiện hóa các bước trên.
Nói trước những kết quả này và sau đó quan sát xem chúng có đạt được hay không sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về chiến lược cho công ty và sẽ cho công ty biết họ có đang đi đúng hướng hay không.
Một số câu hỏi có thể được yêu cầu để xác định kết quả trong phân tích SOAR là:
Những con số cụ thể nói lên thành quả của bạn sẽ là gì?
Cần thêm điều kiện gì để đạt được những kết quả này?
Làm thế nào để chúng ta thay đổi nguyện vọng về kết quả để đạt được mục tiêu và xác định chiến lược của mình?
SƯU TẦM