TỰ NGẪM VỀ TÍNH KHIÊM NHƯỜNG
Làm người, không thể không có ý thức rõ ràng về bản thân. Và việc khó nhất cũng chính là tự ý thức rõ ràng về bản thân mình.
Gustave Flaubert từng viết như thế này: “Trái đất có ranh giới của nó nhưng sự ngu ngốc của loài người lại không có giới hạn.”
Kẻ địch lớn nhất của cuộc đời con người không phải là ai khác mà là chính mình. Rất nhiều lúc, chúng ta không thể nào kịp thời phát hiện và kiểm soát nhược điểm của bản thân mình.
Chúng ta cứ tự cho mình là đúng, kiêu ngạo, tự cao tự đại mà không biết rằng, cuộc sống của rất nhiều người đã bị hủy hoại cũng chỉ vì điều này. Hãy tự suy ngẫm xem theo bạn những điều sau cái nào mới thực sự là điều ngu ngốc nhất?
1. Luôn tự cho mình đúng là một việc làm ngốc nghếch
Thời cổ xưa, có một thư sinh rất kém về phương diện thư pháp nhưng lại thích đi khắp nơi viết chữ cho người ta.
Có một lần, anh ta tham gia vào một cuộc gặp gỡ do một thư sinh khác tổ chức. Trong cuộc gặp gỡ đó, anh ta thấy một người bạn khá thân thiết đang cầm trên tay một chiếc quạt đang mở, bề mặt quạt trắng tinh sạch sẽ. Anh ta hí hửng cầm vội cây bút trên bàn bên cạnh rồi chạy tới giật lấy chiếc quạt xin viết chữ lên đó.
Đối phương tái mặt vì kinh ngạc, lập tức quỳ bịch xuống mặt đất.
Anh chàng cao hứng nói: “Chỉ là viết mấy chữ mà thôi, chút chuyện nhỏ này cần gì phải hành lễ lớn như vậy?
“Không phải tôi xin cậu viết, mà là tôi xin cậu đừng có viết vào chiếc quạt của tôi!” – đối phương đáp lời.
Trong cuộc sống có rất nhiều người thất bại, phần lớn không phải thua vì năng lực của bản thân, mà là do tính cách, thói quen tự cho mình là đúng, tự cho mình là giỏi, tự cao tự đại coi trời bằng vung.
Núi này cao còn có núi khác cao hơn. Người thông minh họ sẽ hiểu rằng, chỉ có nhận ra và thừa nhận khuyết điểm của bản thân mình, biết cách học hỏi ưu điểm của người khác, bù đắp cho thiếu sót của bản thân mới có thể không ngừng tiến bộ và trưởng thành.
Con người sống trên đời, đừng quá coi trọng bản thân, hãy bỏ xuống thói quen tự cho mình là đúng, hạ thành kiến và sĩ diện xuống , như thế sẽ chẳng còn ai có thể làm tổn thương được bạn.
2. Sống biết khiêm nhường mới thực sự là cao minh
Người có năng lực thực sự biết cách giữ bình tĩnh, từ tốn và luôn giữ đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống. Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân là điều quan trọng mà hầu hết ai ai cũng được dạy từ khi con bé. Việc tu dưỡng chính là một loại trình độ, đòi hỏi con người phải trải qua một thời gian khổ luyện và bồi dưỡng lâu dài mới đạt được. Nhưng sự tu dưỡng đạt đến đỉnh cao nhất của con người chính là sự khiêm tốn.
Đất hạ thấp thì thành biển, người biết hạ mình mới là bậc trí nhân
Đau xót lớn nhất của con người là luôn có thói quen đánh giá quá cao và quá coi trọng bản thân, kết quả là chúng ta thường tự làm tổn thương mình mà không hề hay biết.
Mọi người thường nghĩ không cớ gì sau bao vất vả, mệt mỏi cũng có thể thu được chút vốn liếng của mình tại sao không thể đem đi khoe. Nhưng đừng bao giờ quên rằng khiêm tốn là nền tảng của một cuộc sống thành công.
Một người tu dưỡng tốt thực sự biết rằng thế giới rộng lớn và có những người lớn lao hơn họ. Vì vậy anh ta luôn luôn khiêm tốn và không bao giờ dừng chân, luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân.
Nếu bạn khiêm tốn chính là đã tạo cho mình vô vàn cơ hội để có thể bước dài, bước xa, ngày càng tiến gần đến thành công, hạnh phúc. Tránh được những phiền phức, tai tiếng và cả những sân si của người đời.
Đừng bao giờ tự cho mình là thông minh, tài trí hơn người
Có người hiểu rõ nguyên tắc này, nhưng trong cuộc sống vẫn có người luôn dựa vào một điểm mạnh nhỏ của bản thân mà kiêu căng ngạo mạn. Trong mắt những người như vậy, người tin lời họ là những kẻ tầm thường. Bọn họ là người tài giỏi, giàu có, quyền lực khác người, bản chất vốn tự cao tự đại, kiêu ngạo. Nhưng họ quên rằng càng đặt mình cao thì càng gặp nhiều nguy hiểm.
Pavlov từng nói: “Đừng bao giờ kiêu ngạo. Bởi vì khi bạn kiêu ngạo, bạn sẽ trở nên cố chấp. Khi bạn kiêu ngạo, bạn sẽ từ chối những lời khuyên và sự giúp đỡ của người khác. Khi bạn kiêu ngạo, sự khách quan sẽ bị mất”.
Có vô số cách chết nhưng chết vì sự kiêu ngạo là điều đau đớn nhất. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một người có năng lực thực sự, bạn phải học cách giữ bình tĩnh, từ tốn và luôn giữ đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh, chỉ có như vậy bạn mới có thể từng bước thành công.
Khiêm tốn là sự tu dưỡng nhưng đó cũng là sự khôn ngoan
Có lần, Mai Lan Phương (ông là nghệ sĩ nam chuyên đóng vai nữ trong kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc) đang biểu diễn trên sân khấu, khán giả bên dưới lại hò reo cổ vũ, chỉ có một ông già lớn tiếng chỉ trích: “Đây là vai gì vậy? Ngay cả múa kiếm như vậy vẫn dám lên sân khấu!”
Ngay sau khi bước xuống, Mai Lan Phương đã kính cẩn đến nhà ông lão để xin ông một lời khuyên, nhưng ông lão từ chối: “Ngài là người nổi tiếng, làm sao tôi có thể khuyên được.”
Mai Lan Phương lại cúi đầu, nói: “Chúng cháu lớp trẻ kiến thức còn hạn hẹp, muốn phát huy những tinh hoa của đất nước, mong được sự chỉ dẫn của ông.”
Ông lão nói: “Kỳ thực, ngươi đã diễn rất tốt. Khuyết điểm duy nhất là khi diễn kiếm thuật vai của Anh Túc nhưng lại múa nét kiếm của đàn ông. Điều này không hề ăn khớp chút nào.”
Nghe xong, anh ngộ ra và cúi đầu cảm ơn ông lão. Kể từ đó, Lan Phương theo sư phụ để học các phương pháp múa kiếm khác nhau của nam và nữ, đồng thời có những bước đột phá mới trong việc diễn xuất.
Khi nghe đến đây, mọi người đều khen Lan Phương khiêm tốn và chăm học, nhưng anh nói: “Kiếm thuật của bản thân không tốt, có quý nhân giúp đỡ chỉ dẫn và sửa sai là điều may mắn của tôi. Tất nhiên, tôi phải khiêm tốn học tập.”
Người thông minh họ sẽ gặp nhiều thành công bởi họ sẽ học hỏi được từ tất cả mọi người. Dù là đối thủ cũng phải buông bỏ cảm xúc mà sống cởi mở. Bởi họ hiểu rằng sự khiêm tốn khiến bản thân đối phương phải nể phục.
Chỉ khi tận mắt chứng kiến, bạn mới thực sự hiểu rằng: “Thành công của mỗi người chỉ một phần là nhờ năng lực và sự chăm chỉ, nhưng một phần lớn hơn là nhờ cơ hội và tài năng”.
Người càng ưu tú thì càng khiêm tốn
Một sự kiện có sự tham gia của một diễn giả rất nổi tiếng thu hút rất đông người tới tham gia. Vì thế, khu vực khán giả đặc biệt không còn ghế trống, còn rất nhiều người khác đứng đề chờ đón đến phần thuyết trình của diễn giả. Tuy nhiên, do chuyến bay bị hoãn nên diễn giả không thể đến đúng giờ. Khi máy bay vừa đáp, vị giảng viên lập tức tới nơi diễn ra sự kiện. Đầu tiên, ông cúi đầu xin lỗi gần 1.000 người trong giảng đường. Sau đó, cảm ơn khán giả đang đứng đã kiên nhẫn chờ đợi ông.
Sau bài giảng, ông cúi đầu thật sâu trước những người có mặt. Có lẽ, sau sự kiện, nhiều người không nhớ rõ nội dung cụ thể của bài giảng đó, nhưng thái độ khiêm tốn của vị diễn giả ấy thật đáng để ghi nhớ.
Một người khiêm tốn bao nhiêu thì người đó cao cả bấy nhiêu. Bất kể khi nào và ở đâu, họ sẽ đối xử với mọi người xung quanh một cách khiêm tốn, bởi vì họ hiểu rằng chỉ khi tôn trọng người khác, họ mới có được sự ưu ái và chấp thuận của họ.
Tuy nhiên, khiêm tốn thực sự không có nghĩa là xu nịnh mà đối xử với mọi người và mọi việc bằng thái độ bình đẳng và tấm lòng rộng lượng. Chỉ khi đất không sợ thấp, thì mới có thể tụ nước thành biển và chỉ khi người ta không sợ hạ thấp mình thì mới có thể trở thành “vua”. Đối với nhiều người, khiêm tốn là một loại thành tích, một chiến lược, một loại lòng tốt và một loại khôn ngoan trong cuộc sống.
SƯU TẦM