CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ TẠO ĐỘT PHÁ GIÚP THÀNH CÔNG?
Chúng ta ai cũng muốn mình thành công nhưng lại rất ít người biết làm cách nào để thúc đẩy sự thành công. Chúng ta đều muốn tối đa hóa thời gian và làm thật nhiều việc nhưng đôi khi lại bị mắc kẹt trong chính cách tư duy của mình.
Ai cũng biết rằng mọi kết quả đều được tạo ra từ một hành động và kết quả cho ta trải nghiệm mới trong cuộc sống. Hành động dù là rất nhỏ như thức dậy sớm, hoặc tập thể dục mỗi ngày. Cho dù bạn chỉ làm việc đó trong 5 phút thôi, nó cũng có thể tạo một cú hích lớn với bạn. Bởi vậy, nếu bạn tập trung vào những việc nhỏ giúp bạn thay đổi, nó sẽ có hiệu quả vô cùng lớn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Nếu muốn có một sự đột phá với chính mình, đây là những việc chúng ta nên xem xét hành động ngay khi có thể:
1. Đơn giản hóa cuộc sống của bạn
Hãy cho phép cuộc sống của mình được đơn giản hóa. Giao phó cho người khác, lược bớt những việc không cần thiết và tập trung năng lượng để đạt được những mục tiêu của mình. Cuộc sống cần sự tập trung, sự tập trung tạo nên động lực.
Bạn nên đơn giản hóa ở những mặt nào trong cuộc sống? Khi có một dãy những việc cần làm, hãy tập trung làm một mạch hết những việc đó. Như vậy sẽ tốt hơn là làm một việc hôm nay và ngày mai lại làm việc khác.
2. Tập trung vào việc bạn đã đi được bao xa
Một thứ luôn ngăn chúng ta lại, đó là sự trì hoãn và việc bạn cứ mải đong đếm xem mình đang cách ước mơ bao xa, mà lại quên mất quãng đường chúng ta đã đi được.
Nếu chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và chú ý nhiều hơn đến hoạt động của bộ não, chúng ta có thể tự tiến gần hơn đến thành công. Nếu tập trung vào chi tiết hơn là tổng quát, chúng ta sẽ năng động hơn.
Thay vì tập trung vào ý tưởng, hãy nghĩ về những gì mình sẽ đạt được từ những bước cụ thể đầu tiên. Bạn đặt mục tiêu giảm 6 cân trong vòng 6 tháng và bạn đã giảm được 3 kg rồi. Bạn hãy lấy kết quả đó là động lực và tiếp tục. Đừng mải nghĩ xem bạn còn bao nhiêu cân chưa giảm được.
3. Đặt ra những mục tiêu có thể đạt được
Khi có mục tiêu, chúng ta luôn cảm nhận được hiện tại, quá khứ đã qua và tương lai chưa đến, nhưng bạn sẽ xác định được đích đến của mình. Bạn không thể ngăn thời gian lại, bạn chỉ có thể tận dụng nó. Nếu bạn không hài lòng với hướng đi hiện tại, hãy so sánh nó với hướng đi khác khiến bạn không còn động lực.
Vì vậy, hãy nghĩ về mục tiêu bạn muốn đạt được trong 90 ngày tới. Hãy tự hỏi bản thân mình ý nghĩa đằng sau mỗi mục tiêu. Viết những mục tiêu đó ra và hình dung chúng sẽ có ý nghĩa gì với con đường của bạn.
4. Thay đổi động lực của bạn từ “nhận” sang “cho”
Nhiều người chỉ tập trung vào việc họ được gì từ những mối quan hệ: tất cả phải là tôi, của tôi.
Khi bạn thay đổi cách nhìn sự vật, sự vật cũng thay đổi. Nếu bạn nhìn từ góc độ của người cho đi, và chú ý hơn đến thế giới xung quanh bạn, tư duy của bạn cũng sẽ thay đổi từ “nhận” sang “cho”. Và khi bạn tạo ra sự thay đổi này, bộ não sẽ tạo ra ngày càng nhiều cảm giác hạnh phúc.
Thay vì tập trung vào những giao dịch đơn giản, bạn chú ý đến những mối quan hệ và làm những việc khiến cho mọi người thực sự hạnh phúc. Cùng lúc đó, năng lượng tích cực thúc đẩy được tạo ra trong bạn. Hơn nữa, khi bạn vui và niềm vui đó được chia sẻ, năng lượng tích cực sẽ càng được lan tỏa.
5. Xây dựng một thói quen mới
Đôi khi, những thay đổi nhỏ nhất lại mang lại kết quả bất ngờ. Bằng cách lặp lại một thứ gì đó mới, bộ não sẽ tìm ra con đường giúp bạn tìm giải pháp cho công việc. Nếu bạn muốn tập thiền, hãy sống với nó, nếu bạn muốn nâng cao khả năng chịu đựng, hãy chạy bộ hằng ngày.
Nếu bạn đang bị trì hoãn trong một dự án, hãy bắt đầu ở những bước nhỏ nhất và đẩy nhanh dần tiến trình hoàn thành nó bằng cách làm đi làm lại dự án đó.
Vấn đề mấu chốt ở đây là bạn quyết định làm việc gì đó và lặp lại nó mỗi ngày.
6. Định hướng cho tiềm thức trước khi đi ngủ
Rất nhiều người thành công luôn đánh thức tiềm thức trước khi đi ngủ, họ không cho phép bản thân đi ngủ mà không có nó.
Bộ não của bạn là một công cụ xử lý tuyệt vời. Nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn hay một dự án chưa có kết quả, hãy dành vài phút trước khi ngủ để hình dung ra những thách thức, ý tưởng, câu hỏi hay trải nghiệm. Với mục tiêu của bạn cũng vậy, hãy phác thảo trong trí tưởng tượng mục tiêu bạn đang hướng tới và thành quả mà bạn mong muốn có được, nó sẽ như thế nào.
Khu vực tiềm thức trong não sẽ làm việc khi bạn ngủ, nó sẽ tạo ra những kết nối của các ý tưởng. Khi bạn tỉnh dậy, hãy viết ra mọi thứ có trong bộ não của bạn và biến nó thành hành động.
Bạn sẽ thực sự bất ngờ với bộ não của mình đấy!
7. Chú ý đến môi trường xung quanh bạn
Những người ở bên bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn theo một cách thức nào đó. Hãy ở cạnh những người sẽ giúp bạn tích cực hơn trong công việc và cuộc sống và tránh xa những kẻ hay chỉ trích. Vì những kẻ hay chỉ trích sẽ kéo bạn xuống trong khi những người giúp đỡ bạn sẽ thúc đẩy bạn.
8. Bày tỏ sự biết ơn
Nhìn cuộc sống từ góc nhìn của sự biết ơn không chỉ thay đổi cuộc sống của bạn, mà còn thay đổi mọi người xung quanh bạn.
Sự biết ơn khiến bạn năng động hơn và có thêm động lực. Đơn giản vì bạn thấy mọi thứ đều có ích với cuộc sống của mình, đều giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình. Nhưng bạn cũng đừng quên rằng bạn cũng chính là người bạn nên biết ơn, và bạn hãy đừng bao giờ bỏ quên chính bản thân!
9. Thúc đẩy năng lượng
Năng lượng là một nguồn lực thúc đẩy. Nếu bạn cảm thấy vui, phấn khích với một thứ gì đó, nó khiến bạn có thêm năng lượng. Hãy nhớ về lúc bạn thắng cuộc, lúc bạn giảm được cân, lúc bạn đạt được một thành tích lớn. Bạn có muốn có được cảm giác vui sướng đó một lần nữa?
10. Hình dung về một tương lai lý tưởng
Nếu bạn đang thiếu một động lực, hãy thử nghĩ những điều lớn hơn và thách thức bản thân mình.
Bạn sẽ như thế nào trong 3 hoặc 5 năm nữa? Mục tiêu lớn hơn nữa trong công việc và cuộc sống của bạn? Cái gì sẽ phải xảy ra để bạn có được mục tiêu đó.
Thấy được trước tương lai sẽ giúp bạn có cảm giác chính mình đang được sống trong viễn cảnh đó, bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn cho nó và giữ cho mục tiêu luôn bên mình.
11. Hành động nhiều hơn
Sau tất cả, đây là điều mà chúng ta cần muốn biết nhất. Chúng ta nghĩ nhưng thường không dám bắt tay vào thực hiện, nên suy nghĩ vẫn chỉ là suy nghĩ mà không hề có bất kỳ kết quả nào được tạo ra. Hãy hành động ngay nếu muốn có kết quả, Khi thực hiện hoàn thành xong một công việc, bạn cảm thấy thật thoải mái và muốn bắt đầu với những công việc khác ngay.
Nhưng đôi khi, công việc quá nhiều, nó thậm chí khiến bạn cảm thấy sợ hãi. Hãy dừng lại, lấy lại động lực và ưu tiên làm công việc quan trọng nhất lúc này.
SƯU TẦM