CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

CÙNG SUY NGẪM VỀ TUỔI GIÀ QUA LỜI BÌNH CHO NHỮNG CUỐN SÁCH HAY


Chỉ trong nháy mắt, 3/4 năm 2020 đã trôi qua. Tất cả chúng ta đều đã trải qua những tháng biến động vì Covid 19. Chẳng ai ngờ rằng năm 2020 mở đầu lại khác biệt đến vậy và không ai biết được tương lai đang sắp đặt những gì để chào đón chúng ta.

Sự cố hoặc tai nạn bất ngờ có thể là cơn ác mộng hoặc thử thách để bạn bứt phá bản thân. Sau khoảng 9 tháng dài đầy biến động vì dịch bệnh và thất nghiệp, những người trẻ ngày càng trở nên lý trí và biết kiềm chế hơn. Ai cũng học cách kiên nhẫn và chờ đợi. Đứng trước sự thay đổi từng ngày, những bậc phụ huynh và ông bà của họ cũng cố gắng hết sức để thích nghi và bắt kịp nhịp độ cuộc sống.

Cách đây một thời gian, video về một số người cao tuổi không biết sử dụng smartphone, không thể quẹt thẻ ngân hàng, không thể đi phương tiện công cộng và rất lúng túng khi gặp các chiến sĩ cảnh sát giao thông đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet.

Một số người nói rằng người già đang tạo thêm sự hỗn loạn và rắc rối cho xã hội và họ có cảm giác không tôn trọng người già, một số người thì tỏ ra bất công và thông cảm cho họ. Một số khác lại cho rằng ai rồi cũng sẽ già, nỗi khó khăn của người già hôm nay có thể là nỗi xấu hổ mà chúng ta phải đối mặt vào ngày mai.

Nhiệt huyết, trưởng thành và có sức sống mãnh liệt là những mĩ từ để nói về tuổi trẻ, nhưng chậm chạp, ốm đau, già cả… đều là chặng cuối của cuộc đời mà không ai có thể thoát ra.

Khi bạn già, tóc bạn sẽ bạc và không thể đi lại nhanh nhẹn như trước được nữa, bạn muốn lúc đó như thế nào và bạn nên sống như thế nào vào thời điểm đó?

Cuộc sống rực rỡ như hoa mùa xuân còn cái chết êm đềm và đẹp đẽ như lá mùa thu, vậy làm sao để không bối rối trước khi bước vào tuổi xế chiều? 4 cuốn sách được giới thiệu sẽ đưa bạn tua nhanh đến cuối cuộc đời và nhận ra sự cảm thông với người già, yêu thương họ và trân trọng hiện tại.

1. “Phùng Hữu Lan luận nhân sinh”

Kiểu sống nào đáng để các bạn ghen tị?

Sau khi trưởng thành và trải qua nhiều chuyện, tôi phát hiện ra rằng: cuộc sống càng đơn giản càng hạnh phúc.

Lão Tử viết trong “Đạo Đức Kinh” như sau: Vạn sự khởi đầu nan, đường bỗng hóa đơn giản. Có người nói rằng một cuộc sống hạnh phúc là phải biết đơn giản hóa.

Câu này thích hợp để mô tả “Phùng Hữu Lan”. Trong mắt người khác, “Triết học” là một môn học nhàm chán và tối nghĩa, nhưng Phùng Hữu Lan có thể biến nó trở nên đơn giản và dễ hiểu. Nhắc đến ông ấy, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là đóng góp của ông cho lịch sử học thuật Trung Quốc và cuốn “Lược sử triết học Trung Quốc” bán chạy nhất trong và ngoài nước.

Người ta nói rằng đọc lịch sử làm cho con người trở nên thông thái nhưng người ta tin rằng triết học cũng có tác dụng tương tự.

Cũng giống như cuốn sách “Phùng Hữu Lan luận nhân sinh” được giới thiệu, nó có thể trả lời nhiều câu hỏi trong cuộc sống và đáng để bạn lưu tâm.

Ông viết rằng cuộc sống có bốn cảnh giới: cõi tự nhiên, cõi thực dụng, cõi luân lý và cõi thế gian. Mọi người đều có trạng thái cuộc sống của riêng mình, không ai giống ai cả.

Tiền Trung Thư cũng nói: “Thành công không chỉ có nghĩa là thành tựu trong sự nghiệp, mà còn là sự cải thiện cảnh giới của bản thân trong cuộc sống”. Bạn muốn sống cuộc sống này như thế nào? Bạn muốn đạt được cuộc sống như thế nào?

Hãy đọc cuốn sách này, nói chuyện với những bậc thầy kinh điển và hiểu những triết lý sống khác nhau. Cố gắng cải thiện bản thân và đạt đến trạng thái cuộc sống mà bạn mong muốn.

Hai câu để hiểu cuốn sách này, đó là:

Nếu một người biết mình phải làm gì và bắt tay vào làm thì anh ta sẽ làm được. Nhưng nếu một người biết rằng phải giải quyết một điều gì đó đã có nhưng chưa làm, thì đây không hẳn là thứ mà anh muốn đổ tâm huyết vào làm.

Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Trước khi trả lời câu hỏi “Ý nghĩa của cuộc sống là gì”, hãy đặt câu hỏi: Liệu câu hỏi này có trở thành vấn đề hay không?

2. Ông già và biển cả

Nếu ai đó nói với bạn về những người già cứng rắn, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến “Ông già và biển cả”.

“Ông già và biển cả” là một tác phẩm kinh điển của tiểu thuyết gia người Mỹ Hemingway, kể về Cuba vào giữa thế kỷ 20. Một lão ngư tên Santiago đã không bắt được một con cá nào trong 84 ngày, nhưng ông không bỏ cuộc và vẫn tràn đầy tinh thần chiến đấu. Vào ngày thứ 85, ông lại ra khơi và bắt được một con cá lớn.

Con cá này rất mạnh mẽ, sau mấy ngày mấy đêm chiến đấu, cuối cùng ông đã giết được con cá lớn và buộc nó vào thuyền. Nhưng con cá mập đã đến và cướp con cá từ trong tay của ông, ông đã cố gắng hết sức để con cá vừa bắt không bị ăn thịt. Cuối cùng, ông lão chỉ có thể xách bộ xương cá về nhà nhưng được mọi người quý trọng.

Câu chuyện của ông lão cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc. Đó là, “Con người sinh ra không phải dành cho thất bại. Một người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bị đánh bại.”

Câu nói nổi tiếng trong cuốn sách này xuất phát từ lời tự động viên bản thân của ông già trong lúc khủng hoảng. Nó tượng trưng cho nghị lực đối mặt với thử thách của ông già. Ông không chịu khuất phục trước số phận, không ngừng thúc đẩy bản thân, luôn giữ vững quyết tâm chiến thắng và không bao giờ nói bỏ cuộc.

Hemingway đã tạo ra San Diego một cách chân thực và câu chuyện của ông cũng khuyến khích vô số người đang gặp khó khăn, để họ cố nghiến chặt răng vượt qua chướng ngại vật.

Cuộc sống luôn gặp phải những khó khăn và trở ngại, nếu bạn đang đối mặt với những thử thách của cuộc sống và đang ở trong những thời khắc khó khăn, hãy nghĩ về ông già lang thang trên biển, nghĩ về việc ông ấy chiến đấu với thiên nhiên một mình, bạn nhất định sẽ mạnh mẽ tiến về phía trước và gặt hái được thành quả.

3. “Trang Tử thần du”, lui về ở ẩn, không tranh với đời

Trong sách viết: Tôi nhớ về tuổi 20 của mình khi bản thân đã 30 và khao khát quay trở về tuổi 30 khi đang độ tuổi 40. Đằng sau chuyện này, thực ra ai cũng sợ già, thậm chí sợ chết.

Chết có nghĩa là mất mát và già đi có nghĩa là không còn hào hứng và không còn sức sống.

Tôi nhớ có một chương trình khá hay của Trung Quốc có tên là “Chị cưỡi sóng đạp gió”, sau khi phát sóng thì nhiều người nói: “Xem xong chương trình, tôi bỗng đỡ sợ già hơn bởi vì mọi người đều có cái nhìn và hành động tích cực hơn. Chúng ta nên nghĩ thoáng hơn để bản thân bớt lo lắng và thoải mái hơn lúc về già.

Không nghi ngờ gì nữa, sự hiểu biết về sự sống và cái chết của Trang Tử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử.

Trang Tử đã sử dụng những câu chuyện ngụ ngôn để khám phá sự sống và cái chết và đưa ra ý tưởng về sự sống và cái chết đã dự định, dù thích hay ghét, hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên và cách trở thành một con người hoàn thiện cả bên trong lẫn bên ngoài.

Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã phân tích và lý giải sâu hơn về những quan điểm này. Ngoài ra, cuốn sách còn giải thích quan điểm của Trang Tử về cuộc sống, giữ gìn sức khỏe và các nội dung khác.

Nhà văn Hứa Ngụy Châu thời nhà Minh từng nói: Trang Chu rất cởi mở trong chuyện sống chết. Có lẽ chúng ta khó đạt đến cảnh giới của một thánh nhân, nhưng ít nhất chúng ta có thể sống một cuộc sống đúng nghĩa mà không phải buồn phiền hay ủ rũ khi phải đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử.

Con người sống trên đời khi gặp được chuyện tốt, đó gọi là cơ hội; mất đi cái gì đó, chẳng qua chỉ là theo trình tự nên có mà thôi.

Hòa hợp giữa tâm trí của chính mình với thiên nhiên là tu luyện tâm hồn; hòa nhập cơ thể của mình với vạn vật là rèn luyện ngoại hình.

4. Bài Hc Sinh T Cui Cùng

Có câu nói: “Mọi thứ trên đời đều tầm thường ngoại trừ sự sống và cái chết.”

Trước đây, tôi chỉ nghĩ rằng đây là một câu nói rất ẩn chứa hàm nghĩa sâu xa và tôi không hiểu rõ ý nghĩa.

Tuy nhiên, khi thời gian đẩy chúng ta về phía trước, nếp nhăn hằn lên trên má, tuổi trẻ không còn, chúng ta nhận ra rằng ai cũng không thể trốn tránh mọi thứ và đi hoài sẽ mệt, sẽ nghỉ và một ngày nào đó chúng ta sẽ đi đến hồi kết của cuộc đời.

Đáp lại câu nói đó, cái hiện tại mà bạn ghét lại chính là ngày mai mà vô số người hằng mong ước. Vì vậy, tôi không còn muốn phàn nàn về việc không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì bản thân đã sống đầy ý nghĩa.

Cuốn sách “Bài học sinh tử cuối cùng” được giới thiệu là một tác phẩm về sự sống và cái chết và giá trị của cuộc sống.

Từ góc độ triết học, tâm lý học, tín ngưỡng tôn giáo v.v. của Trung Quốc và phương Tây, cuốn sách giải thích “sự sống và cái chết” một cách toàn diện và nhiều tầng, liên quan đến một loạt vấn đề như điều trị đau buồn, điều trị tĩnh dưỡng, hành trình cận kề cái chết của bệnh nhân, lễ tiễn biệt, v.v.

Tác giả có một thái độ cởi mở và bắt đầu từ cuộc sống thực tế, đưa ​​ra tất cả các khả năng để đối mặt với sự sống và cái chết và giúp người đọc có cái nhìn khoa học về sự sống và cái chết.

Sách viết: “Bạn có thể nhìn thấy con đường rất rõ ràng nhưng dần dần bạn sẽ thấy con đường mất lối, nếu bạn bỏ bản đồ sang một bên và thực sự bước đi, bạn sẽ thấy rằng con đường hiện lên trước mắt bạn.

Tiến hóa không chỉ là kết quả của việc sinh vật thích nghi với ngoại cảnh, mà còn là quá trình sáng tạo không ngừng.

Nếu bạn muốn cuộc đời bạn trở nên có ý nghĩa hơn, hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Bạn muốn sống có giá trị hơn trong cuộc đời của mình không? Sau đó, hãy cố gắng mở lòng mình và quan tâm đến những người xung quanh càng nhiều càng tốt, đừng tìm cách làm lợi cho thiên hạ mà quên đi những người xung quanh bạn.

SƯU TẦM

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

Địa chỉ: Nhà số 6 – Ngõ 293/32 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội;

Điện thoại: 0912265075

E-mail: contact@tvtinvest.com

Website: http://tvtinvest.com