LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC TÍNH KỶ LUẬT CHO BẢN THÂN?
Muốn bắt đầu bước vào con đường tự kỷ luật, trước hãy học cách giảm bớt phạm vi và trọng lượng mục tiêu, bạn sẽ giảm được gánh nặng tâm lý. Nhờ đó dễ dàng hoàn thành mục tiêu tưởng chừng như rất khó khăn lúc trước. Sau đây là một số gợi ý hay giúp ta thực hiện được cong đưởng tự kỷ luật của bản thân.
1. Xa rời dục vọng, cám dỗ từ xã hội
Trong lớp học chuyên về viết kịch bản có một cô gái tuổi trẻ, rất ít nói. Nhiều người bảo nhau cô ấy là dân nghiệp dư, nhưng không ngờ chỉ vài hôm sau họ đã bị một tờ báo “vả mặt”.
Cô gái đó thật ra là một nhà biên kịch nổi tiếng.
Khi được hỏi, làm thế nào ở tuổi đời còn trẻ như vậy mà cô đã có nhiều tác phẩm xuất sắc và kinh nghiệm viết phong phú đến thế?
Cô gái đó đáp rằng: “Đọc nhiều sách!“
Rất nhiều người nghe xong lại phì cười, trong thế giới công nghệ phát triển này, trò vui rất nhiều, phần mềm thú vị thì vô số. Họ không thể đặt điện thoại di động xuống mà đi đọc sách được, vì nó đã là thói quen ăn sâu vào tiềm thức.
Cô gái nghe vậy, mới kể về những trải nghiệm của mình. Mỗi ngày quy định xem TV vào một giờ cố định, xóa bớt những phần mềm không cần thiết nhưng dễ gây nghiện, chỉ chừa lại phần mềm học tập và những thứ liên quan đến công việc.
Những tiệc tùng vô bổ, không cần thiết, cô ấy đều từ chối không chút do dự.
Chính sự sắp xếp có vẻ quá “khuôn khổ” này đã giúp cô ấy có thể đọc được trên hàng trăm cuốn sách mỗi năm.
Nhờ vậy, cô ấy cũng đảm bảo được đầu ra của bản thảo có chất lượng cao.
Cuộc sống luôn như vậy, có rất nhiều sự cám dỗ, những hố đen không đáy đưa chúng ta lún sâu vào trong đó. Nhưng sức lực của một người là hữu hạn, hãy học cách lựa chọn khôn ngoan giữa những cám dỗ xã hội và những thứ khiến bản thân tốt hơn mỗi ngày.
2. Chia nhỏ mục tiêu, hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ trước
Tôi có một cô bạn, sau khi sinh xong, dáng người béo lên nên cô ấy muốn tập yoga để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, mục tiêu đó lúc nào cũng bị đánh đổ và không hoàn thành được vì những lý do như:
“Thôi, bỏ hôm nay, mai lại bắt đầu”
“Hôm nay đi làm mệt quá, quên đi, mai bắt đầu cũng được.”
Những lời bào chữa luôn đến và đẩy lùi mục tiêu ban đầu đi mất. Một khi mục tiêu quá lớn, bạn sẽ rất dễ nản lòng, có khi còn trực tiếp từ bỏ nó.
Vậy làm thế nào để đối phó với tình huống này?
Trong cuốn sách “Những thói quen nhỏ” của Stephen từng kể về trải nghiệm của bản thân mình. Stephen bắt đầu với kế hoạch hít đất trong 30 phút, nhưng anh ta nhận ra bản thân không thể thực hiện được. Mãi đến một lần nọ, anh ta tự nghĩ rằng, kệ đi, thà làm được một cái còn hơn không. Thế là mỗi ngày anh ta đều thực hiện hít đất một lần. Và nhờ đó mọi thứ đã thay đổi.
Bởi vì sau khi quen với việc hít đất cái đầu tiên, anh ta cảm thấy tình trạng của mình tốt hơn nên có thể tiếp tục làm cái thứ hai, thứ ba…
Cả năm 2013, anh ta chỉ yêu cầu bản thân hít đất được một lần mỗi ngày là ổn. Nhưng không ngờ kết quả lúc nào cũng nhiều hơn và có xu hướng tăng dần. Vì không có gánh nặng tâm lý, Stephen đã thoải mái thực hiện nó và dần kiên trì tập thể dục. Khi không ngủ được, anh ta cũng đứng dậy luyện tập hít đất. Sau đó, Stephen còn áp dụng phương pháp này trong lĩnh vực đọc và viết. Được thúc đẩy bởi mục tiêu nhỏ là viết 50 từ mỗi ngày, anh ta đã hoàn thành cuốn sách bán chạy nhất: “Những thói quen nhỏ”.
Năm 2014, sau hai năm thực hiện các nhiệm vụ nhỏ lẻ ấy, anh ta đã hoàn thành mục tiêu lớn của mình, có một thân hình lý tưởng, đọc sách nhiều gấp 10 lần, viết nhiều bài gấp 4 lần và xuất bản ra những siêu phẩm bán chạy.
Giảm bớt phạm vi và trọng lượng mục tiêu, bạn sẽ giảm được gánh nặng tâm lý. Nhờ đó dễ dàng hoàn thành mục tiêu tưởng chừng như rất khó khăn lúc trước.
3. Tối ưu hóa thời gian làm việc
Lưu Nhuận, một nhà tư vấn chiến lược doanh nghiệp nổi tiếng đã đề cập trong chuyên mục của mình về khái niệm “nâng cao mức độ quản lý thời gian“. Ông ấy cho rằng: “Người càng giỏi thì càng biết tự kỷ luật, mà như vậy khả năng quản lý thời gian của họ càng giỏi, càng hiệu quả.”
Theo báo cáo, mức độ “kiểm soát thời gian” của Bill Gates đạt mức hiệu suất rất cao, có một số cuộc họp ngắn, chỉ trong vài giây đã được sắp xếp xong.
Những người càng mạnh mẽ thì họ càng ý thức được cách kiểm soát thời gian.
Nếu một người biết sử dụng thời gian thế nào cho hợp lý, thời gian sẽ trở nên càng đáng giá, và anh ta lại càng thành công hơn.
Nhưng muốn tối ưu hóa được thời gian, bạn phải kiểm soát được nhịp điệu cuộc sống, hay nói đơn giản chính là “độ kiên trì” của chính mình.
4. Tự “bắt cóc” bản thân, để trí tuệ thành chốt an toàn
Có một câu nói nghe qua thì “chói tai” nhưng lại rất thực tế:
“Nếu bạn không có bản lĩnh đầu thai vào một gia đình tốt, thì hãy cố gắng ép bản thân trở nên ưu tú.“
Bởi vì chỉ có năng lực mạnh mẽ và tài giỏi, mới có thể giúp bạn thoát nghèo và có nhiều quyền lựa chọn hơn.
Muốn được như vậy, không thể nuông chiều bản thân thích làm gì thì làm được, hay nói cách khác, bạn phải tự “bắt cóc” chính mình, dùng trí tuệ làm dây trói an toàn, ép bản thân đi vào kỷ luật, hoàn thành từng mục tiêu nhỏ đã đề ra.
Nếu bạn chỉ ỷ lại dựa vào động lực rằng “sẽ đạt được gì đó” thì bạn rất dễ thất bại. Bởi vì bạn đang lâm vào tình trạng “Marginal utility” – một khái niệm phổ biến trong kinh tế học.
Ví dụ, khi bạn ăn một chiếc bánh bao chiên thơm ngon, lúc đầu bạn sẽ cảm thấy rất vui. Nhưng ăn đến cái thứ hai, cảm giác này đã vơi đi. Sau đó nếu cứ tiếp tục ăn, bạn sẽ chán ngấy và không còn thích nó nữa.
Khi hành vi cứ lặp lại nhiều lần, trải nghiệm tăng lên và cảm xúc giảm xuống. Cho nên, một điều gì đó cố định đặt ra làm động lực sẽ chẳng giúp ít nhiều cho việc phát triển của bạn về lâu vê dài.
Điều thứ tư này cũng là mức độ tự kỷ luật cao nhất: Không dựa vào phần thưởng, không dựa vào động lực sẵn có, mà dựa vào ý chí vững mạnh, “bắt cóc” cơ thể” và buộc nó hoàn thành đúng thời gian biểu đặt ra.
Cứ mãi tự do nuông chiều bản thân vô cớ sẽ khiến chính chúng ta dễ dàng sụp đổ rất nhanh trong thực tế. Vì vậy thà khổ lúc đầu mà sướng về sau, cố gắng học tự giác kỷ luật thật tốt từ bây giờ.
SƯU TẦM