CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

SUY NGẪM VỀ NHỮNG THÓI QUEN GIÚP TRẺ HÓA NÃO BỘ


Trong xã hội hiện đại, não bộ của chúng ta dường như đang phải hoạt động quá sức khi phải chịu nhiều áp lực của cuộc sống, có khả năng bị hội chứng sa sút trí tuệ kỹ thuật số do chịu tác động thường xuyên từ các thiết bị công nghệ. Vì vậy, nếu bạn muốn “cứu vãn” bộ não của mình, thì ngay bây giờ hãy rèn luyện cho mình 10 thói quen lành mạnh giúp trẻ hóa não bộ dưới đây:

1. Tìm kiếm câu hỏi thay vì câu trả lời

Đối diện với những điều phức tạp là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Những lúc như vậy, thay vì cố gắng tìm kiếm câu trả lời trong vòng luẩn quẩn, những câu hỏi cụ thể hơn sẽ giúp gỡ rối những vấn đề phức tạp đó. Đây là 7 câu hỏi bạn nên hỏi mình khi cần giải quyết vấn đề: 

  • Phần nào của vấn đề này nằm trong sự kiểm soát của tôi? 
  • Tôi đang né tránh điều gì?
  • Nếu là người đó (người truyền cho bạn cảm hứng), họ sẽ nghĩ gì về điều này? 
  • Tôi của ngày mai sẽ nghĩ gì về vấn đề này? 
  • Nếu tôi nói có với điều này, thì sẽ phải nói không với điều gì?
  • Điều này có phù hợp tôi không? 
  • Hệ quả xấu nhất sẽ xảy ra nếu tôi cố làm điều này là gì?

Những câu hỏi này không phải là thuốc có thể tái tạo lại được bộ não khỏe mạnh, nhưng bất cứ khi nào cảm thấy bế tắc, hệ thống này sẽ giúp chúng ta sắp xếp lại suy nghĩ của mình một cách thoáng hơn và giảm áp lực cho bộ não

2. Thực hành chánh niệm mỗi ngày.

Nghiên cứu cho thấy rằng thực hành chánh niệm thường xuyên sẽ làm suy yếu khả năng chiếm đoạt não từ những cảm xúc tiêu cực và trẻ hóa não bộ. Theo ước tính, não bộ của người tập thiền trẻ hơn 7,5 tuổi so với người bình thường. Càng kì diệu hơn là, đối với những người tập thiền ngoài 50 tuổi, mỗi năm bộ não của họ được trẻ thêm 1 tháng 22 ngày so với tuổi thật. 

Điều kì diệu như vậy còn chờ đợi điều gì mà không thực hiện cho chính mình phải không? Thực hành chánh niệm có nhiều kỹ thuật, mỗi kỹ thuật có một trọng tâm riêng nên sẽ khó tiếp cận cho những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu bạn đã sẵn sàng và muốn bắt đầu một phương pháp thực hành chánh niệm, bạn sẽ dần dần thực hiện được.

3. Quản lý giấc ngủ của bạn

Giấc ngủ rất quan trọng đối với chức năng hoạt động não và đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố brian tích tụ. Theo nghiên cứu, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, chúng ta cần quản lý tốt thói quen và quy trình ngủ của mình. Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích mà bạn có thể tham khảo. 

Thứ nhất, đừng đi ngủ cho đến khi bạn thực sự buồn ngủ. Hãy để cơ thể bạn, chứ không phải đồng hồ, ra lệnh khi bạn lên giường. 

Thứ hai, nếu bạn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường cho đến khi bạn buồn ngủ. Nếu bạn thức dậy vào nửa đêm và không thể ngủ lại, đừng nằm đó để chiến đấu với nó. Thay vào đó, bạn có thể đọc hoặc xem một số phim yêu thích của mình. 

Thứ ba, chọn thời gian thức dậy nhất quán. Nếu bạn thức dậy vào những thời điểm khác nhau trong tuần, cơ thể của bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi vì chưa được nghỉ ngơi đủ. 

Thứ tư, đừng ngủ nướng. Khi mới thức dậy, bộ não đã bắt đầu đi vào giai đoạn khởi động, việc ngủ nướng sẽ chỉ làm bộ não của bạn quen trì hoãn và chậm chạp hơn.

4. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích

Rượu, bia và các chất kích thích khác có thể gây hại cho não của chúng ta theo nhiều cách.

Thứ nhất, nó ngăn chặn giao tiếp giữa các tế bào thần kinh dẫn đến các triệu chứng như nói lắp, trí nhớ kém và phản xạ chậm lại.

Thứ hai, rượu là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm độc thần kinh. Nhưng thật không may, đối với nhiều người đang trải qua lo lắng và căng thẳng, họ lựa chọn rượu bia như một cách tiêu sầu mà không quan tâm đên sức khỏe của mình. 

Tốt nhất bạn nên tránh uống rượu, nhưng nếu đặc thù công việc không cho phép, bạn càng hạn chế uống rượu càng tốt.

5. Nuôi dưỡng não bộ với những thông tin bổ ích

Những gì bạn cập nhật vào não bộ cũng quan trọng như dinh dưỡng bạn đưa vào cơ thể. Những nguồn tiêu cực như áp lực công việc, áp lực tài chính… những nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và lo lắng, có thể làm teo vỏ não trước, nơi mà chịu trách nhiệm về trí nhớ và học tập. Ngược lại, khi chúng ta tiếp thu những thông tin bổ ích và mới mẻ, chúng đồng thời sẽ vô hiệu hóa những đầu vào tiêu cực trong cuộc sống của mình và nuôi dưỡng bộ não khỏe mạnh hơn.

6. Loại bỏ các nhân tố tiêu cực hóa cảm xúc của bạn

Có hai nhân tố chính gây tiêu cực hóa cảm xúc của bạn: Những tác nhân bên trong và tác nhân bên ngoài. Những tác nhân bên ngoài như công việc, áp lực cuộc sống… xuất hiện thường trực những sẽ đến và đi. Ngược lại, những tác nhân bên trong không thường xuyên xuất hiện nhưng luôn âm thầm ăn mòn não bộ của bạn mới là điều tồi tệ nhất. Nó bao gồm những suy nghĩ về quá khứ bạn không thể thay đổi và lo lắng về một tương lai không thể đoán định ở hiện tại.

Điều bạn cần lúc này là bình tĩnh và nhận ra sự thật rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Chỉ khi bạn buông được những suy nghĩ vượt ngoài khả năng của mình, bạn mới có thể thoải mái và trở nên minh mẫn khi tìm kiếm các quyết định. 

7. Lấy thách thức tạo thành động lực

Thay vì chỉ đơn thuần đối phó với những gì vốn có trong cuộc sống vào mình, hãy dựa vào nghịch cảnh và biến nó thành bàn đạp để trưởng thành. Mọi tình huống đều là cơ hội để phát triển, đặc biệt là những tình huống đầy thách thứcNếu bạn thất bại, bạn có thể sử dụng nó như một cơ hội để có một bài học quý giá. 

Bạn cũng có thể sử dụng các thử thách để rèn luyện kỹ năng chấp nhận, bình tĩnh và giải quyết vấn đề. Vì vậy, thay vì chỉ đơn giản là cố gắng đối phó, hãy biến những thách thức thành động lực để tăng trưởng.

8. Vượt qua nỗi sợ hãi của bạn

Đối mặt với nỗi sợ hãi của chúng ta không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ hãi của mình, điều tốt nhất nên làm là đối mặt. Nếu bạn sợ độ cao, hãy nhảy bungee. Nếu bạn sợ thất bại, hãy thất bại thật nhiều và học hỏi từ quá trình này – đó là cách tốt nhất để thành công. 

Đừng để sự sợ hãi của bạn xác định điều bạn có thể hay không thể làm được. Thành quả lớn nhất trong cuộc sống thường nằm ở phía bên kia của nỗi sợ hãi.

9. Lắng nghe trái tim mình

Các quy tắc xã hội không phải lúc nào cũng nên cứng nhắc áp dụng. Nếu bạn đang làm theo trái tim mình mà không vi phạm pháp luật, đừng ngại thách thức các chuẩn mực xã hội. Hãy theo đuổi đam mê của bạn khi mọi người nghĩ rằng bạn nên đi theo một con đường an toàn. Sự thật chứng minh, những con người đi một con đường khác với đám đông thường tạo ra một xu hướng mới. 

10. Kiểm soát ngôn ngữ của mình

Một nghiên cứu cho thấy rằng ngôn ngữ là phương tiện cho cảm xúc. Do đó, cách bạn suy nghĩ và ngôn ngữ bạn sử dụng quyết định hành động của bạn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải lựa chọn từ ngữ cẩn thận, đặc biệt là khi nói chuyện với chính mình. 

Ví dụ: thay thế “Tại sao lại là tôi?” bằng “Tôi có thể làm gì với điều này?sẽ cung cấp cho bạn cảm giác tích cực. Khi bạn thay thế ngôn ngữ cố thiên hướng chống đối như vậy bằng ngôn ngữ chủ động hơn, nó sẽ truyền cho bạn cảm giác mạnh mẽ, hướng bạn đến hành động chấp nhận hoặc sửa chữa hơn là né tránh hoặc lo lắng về những gì bạn không thể thay đổi.

SƯU TẦM

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

Địa chỉ: Nhà số 6 – Ngõ 293/32 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội;

Điện thoại: 0912265075

E-mail: contact@tvtinvest.com

Website: http://tvtinvest.com