NHÀ ĐẦU TƯ JOEL GREENBLATT- KIÊN TRÌ RỒI ĐIỀU GÌ CŨNG ĐẠT ĐƯỢC.
Joel Greenblatt– Với mức lãi 40%/năm trong 20 năm nhờ phương châm “Kiên trì rồi điều gì cũng đạt được”
Joel Greenblatt sinh ngày 13/12/1957 tại Great Neck – New York, là người có ba mẹ thuộc gốc Do Thái. Tuổi thơ của ông cứ thế qua đi trong bình lặng và êm đềm. Năm 1979, ông tốt nghiệp học viện kinh tế Wharton trực thuộc tại Đại học Pennsylvania , nhận bằng Cử nhân và một năm sau ông tiếp tục nhận được tấm bằng MBA.
Tại Wharton, bài viết của ông “Làm thế nào nhà đầu tư nhỏ có thể đánh bại thị trường” ngày còn là sinh viên đã được xuất bản trên Tạp chí Quản lý danh mục đầu tư và trở thành một trong những bài báo nổi tiếng nhất trong giới đầu tư.
Sự nghiệp đầu tư của Greenblatt gắn liền với thành công của Gotham Capital khi mang về tỷ suất lợi nhuận đạt 40%/năm trong giai đoạn từ 1985 đến 2006. Trong đó, riêng trong 10 năm đầu tỷ suất sinh lời bình quân lên đến 50%/năm (trước phí) và năm “thất bát” nhất quỹ này vẫn có lợi nhuận 28,5%.
Sau này, ông đã quyết định viết cuốn sách đúc kết kinh nghiệm hàng chục năm chinh chiến trên thị trường và trở thành best – selling trên giá sách mọi nhà đầu tư nước Mỹ “You can be a stock market genius” nổi tiếng trong suốt nhiều năm qua.
Trong một chương trình truyền hình phỏng vấn trực tuyến ông của đài CNN, có rất nhiều nhà đầu tư khi ấy đã hỏi ông “Chứng khoán có giàu được không?”. Joel Greenblatt đã không đi khẳng định điều đó, nhưng ông đã chỉ ra rằng có rất nhiều người đầu tư chứng khoán thành công và có rất nhiều tiền: Warrant Buffet, George Soros, Jesse Livermore, Baruch,…
Họ không phải giàu lên từ một, hai lần mua bán, mà là nghề của họ, là đam mê tâm huyết cũng như chính sự nghiệp của họ. Theo quan điểm của ông, các nhà đầu tư trên thị trường, dù mới hay lâu năm thì trước khi đến với sự nghiệp đầu tư, chúng ta hãy nghiêm túc dành thời gian và công sức nỗ lực cho việc tìm hiểu – định hướng kĩ càng và đừng bao giờ coi nhẹ chúng chỉ như “một trò đỏ đen“.
Một phần lý do thành công là ông đã xuất sắc những chọn được những cổ phiếu tốt, có suất sinh lợi cao hơn thị trường. Một lý do khác, quan trọng hơn, Joel Greenblatt biết kiên trì ôm tiền mặt khi thị trường đi xuống chứ không vì sốt ruột mà lao vào mua. Chính chiến lược này đã giúp ông tránh được thua lỗ trong hai lần thị trường suy thoái.
Ông cũng ví von nhà đầu tư chứng khoán cũng phải giống như con báo: “Tuy con báo là loài vật chạy nhanh nhất thế giới và nhưng chỉ khi nào chắc chắn 100% có thể bắt được mồi, con báo mới tấn công. Nó có thể ẩn náu trong bụi rậm cả tuần liền chỉ để chờ một cơ hội thích hợp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng nên như vậy, chỉ khi nào cảm thấy thực sự chắc chắn mới nên giao dịch”. Ông luôn đầu tư và sống theo đúng phương châm “Kiên trì rồi điều gì cũng đạt được“.
Nhà đầu tư không những phải kiên nhẫn khi đang cầm tiền mà còn phải kiên nhẫn khi đang “ôm hàng” để tránh rơi mất hàng khi thị trường rung lắc.
Những nhà đầu tư mới vào thường thất bại vì thua lỗ lớn, còn dân chuyên nghiệp lại thất bại vì ham lợi nhỏ. Bản năng của con người khiến nhiều nhà đầu tư muốn tối đa hóa xác suất có lợi nhuận thay vì tối đa hóa lợi nhuận, tài khoản của mình chỉ có một màu xanh, muốn khoản đầu tư nào của mình có có lãi dù chỉ là chút đỉnh.
Chính tâm lý này khiến nhiều nhà đầu tư “ăn non”, bán mất hàng khi thị trường rung lắc để rồi sau đó phải nuối tiếc khi nhìn cổ phiếu mình vừa bán tiếp tục bay cao, bay xa. Nếu không giữ lấy những cổ phiếu tốt thì lấy gì để bù vào khoản lỗ của các cổ phiếu kém?
Trong giai đoạn sau đó năm 1999-2010, khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã hai lần mất gần 50% giá trị thế nhưng lần thiệt hại lớn nhất của ông chỉ mất chưa tới 10%. Phải là người hết sức kiên nhẫn mới có thể đứng ngoài thị trường trong những khoảng thời gian dài như đợt suy thoái 2000-2002 hay đợt khủng hoảng 2007-2009.
Để đạt được thành công đó, các kinh nghiệm mà ông đưa ra được đúc kết đến hiện tại như sau:
1. Khi toàn bộ thị trường đang trong quá trình tăng giá, xác suất lúc này sẽ có tới 70% các mã cổ phiếu sẽ đi lên theo thị trường, hãy mua khi thị trường đang trên đường đi lên chứ đừng mua khi thị trường đang đi xuống, xác suất để chiến thắng là rất thấp.
2. Cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt thì khi thị trường đi lên cổ phiếu chắc chắn sẽ đi lên, vì đa phần cổ phiếu đều đi theo xu hướng của thị trường.
3. Đừng tin vào bánh vẽ tương lai của công ty, hãy nhìn vào quá khứ, và đặc biệt hiện tại, hãy nhìn vào các báo cáo tài chính trong 3-5 năm gần đây nó tăng trưởng thế nào, quý vừa rồi ra sao, chúng ta cần những cổ phiếu đã qua sàng lọc tự nhiên.
4. Nhà đầu tư nào không làm chủ được cảm xúc của mình thì không thể kiếm tiền từ hoạt động đầu tư.
5. Để giảm thiểu tỉ lệ rủi ro phá sản của các công ty, nhà đầu tư hãy tiến hành đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán để tránh tình trạng “bỏ trứng vào chung một giỏ”. Đối với ông, điều tối kị là dồn hết vốn liếng vào một cổ phiếu duy nhất mà chưa thực sự biết rõ thông tin hay tìm hiểu cặn kẽ về chúng.
6. Đừng tin ai chỉ điểm, đừng tin vào bất cứ doanh nghiệp nào được “nghe hay”, nhưng cũng đừng ác cảm với bất cứ công ty nào chỉ vì “lời đồn thổi”, nếu quan tâm hãy trực tiếp bỏ thời gian nghiên cứu thật sự để đưa ra quan điểm của chính bản thân mình cũng như có được quyết định đầu tư đúng đắn.
SƯU TẦM