NHỮNG KIỂU TƯ DUY NÀO CÓ THỂ GIÚP CHÚNG TA GIẢI QUYẾT MỌI VẤN ĐỀ SUÔN SẺ, MỞ CÁCH CỬA THÀNH CÔNG?
Cuộc sống hạnh phúc, thành công bắt nguồn từ chính cách bạn nhìn nhận và đón nhận mọi chuyện. Những bài báo, những cuốn sách truyền cảm hứng đang vẽ ra cho chúng ta rất nhiều lý tưởng để thành công. Họ đưa ra các kế hoạch hành động để giúp bạn trở thành người mà bạn muốn trở thành, thay vì con người hiện tại. Họ ngụ ý rằng những người thành công thường nhắm đến những công việc ngoài luồng và nếu bạn đang bị mắc kẹt trong chính cuộc sống này thì bạn sẽ rất khó đạt được đỉnh cao. Nhưng thành công với bạn thực sự là những con số hay là niềm vui ở sâu bên trong? Nếu là vế sau, những cuốn sách thành công có thể không giúp được bạn quá nhiều. Một cuộc sống thành công, ý nghĩa xuất phát từ chính bản thân bạn, khi bạn cảm thấy phấn chấn và sẵn sàng đón nhận cuộc sống với 5 cách tư duy dưới đây:
1. Tư duy chấp nhận: Bắt đầu từ chính bản thân bạn
Một trong những điều tồi tệ nhất ở những bài báo, những cuốn sách dạy cách thành công là chúng phủ nhận cuộc sống của bạn, cho rằng bạn đã lãng phí thời gian mà không làm được gì có ích. Chúng khiến bạn tự ti với bản thân lười biếng, cho rằng bạn cũng sẽ tỉnh ngộ ở tuổi 75 và nhận ra mình là một kẻ thất bại.
Với nỗi sợ hãi đó, bạn lao vào hành động với mong muốn thay đổi, nhưng thành tích đạt được trên nỗi sợ hãi không đủ để bù lấp vào những lỗ hổng trong tâm trí bạn. Dù có thành công thì bạn vẫn sẽ cảm thấy trống rỗng và liên tục đặt ra những mục tiêu để khiến bạn tin rằng mình xứng đáng với cuộc sống này.
Sự thật là bạn có chấp nhận chính bản thân mình (với những khiếm khuyết) thì động lực thay đổi mới ý nghĩa. Trong môi trường an toàn và đầy yêu thương do chính mình tạo ra, những hành động được thực hiện với niềm đam mê và nhiệt huyết. Bạn sẽ hiểu rõ điều gì đang khiến mình ngần ngại, từ đó tìm cách tháo gỡ dần với một thái độ tích cực thay vì sợ hãi.
2. Tư duy khám phá: Xem và lắng nghe bạn thực sự là ai
Với tư duy khám phá và sự tò mò về chính bản thân mình, bạn sẽ lắng nghe được nhiều tiếng nói từ chính bản thân mình hơn. Bạn sẽ dần nhận ra những sở thích, tình yêu, nỗi đau, sự ghét bỏ của mình. Chính bạn cũng sẽ tìm ra được nguồn năng lượng cũng như động lực cho cuộc sống, cũng như những rào cản và nỗi đau thầm kín.
Với tư duy này, từng khoảnh khắc, từng việc bạn làm sẽ dẫn bạn tới cái đích tìm ra mình thật sự là ai. Nhận ra những mong muốn và nhu cầu sâu sắc hơn của mình, bạn sẽ hiểu những loại hoạt động và mối quan hệ nào sẽ nuôi dưỡng tâm hồn cho bạn (ngay cả khi chúng trái ngược với những gì người khác nói bạn nên làm), và những loại nỗi đau nào cần được chữa lành (thay vì phớt lờ hoặc bỏ qua để chúng âm ỉ).
3. Tư duy cân nhắc: Luôn nhớ những gì bạn thực sự muốn
Một khi bạn đã lắng nghe những gì thúc đẩy tình yêu và những gì ngăn trở niềm đam mê của mình, bạn sẽ vạch ra được những hành động, dự án và giá trị của cuộc đời. Nó giúp bạn nhận ra điều gì sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa.
Không phải là bạn phải ép mình làm việc, ép mình phải thực hiện những hành động nằm trong tiến trình đạt được mục đích cá nhân. Bạn không phải ép mình vào một khuôn khổ cứng nhắc mà ở đây, tư duy này chỉ làm nhiệm vụ là chỉ ra đích đến, còn việc hành động thế nào là do bạn quyết định, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Nó cho phép bạn linh hoạt quyết định, giúp cuộc sống trở nên phong phú và ý nghĩa hơn.
4. Tư duy tiếp nhận: Sẵn sàng chờ đợi
Cuộc sống hiện đại buộc chúng ta phải hoạt động mọi lúc. Vì mọi người đều làm việc hết công suất nên nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy mình không làm được gì nhiều, thậm chí có phần lười biếng. Nhưng thực tế cuộc sống đâu phải như thế! Ngay cả thiên nhiên cũng có những khoảng nghỉ, những khoảng thời gian “chết” để ươm mầm.
Để cuộc sống thực sự đạt được ý nghĩa cuối cùng, bạn phải trải qua một số thời điểm tĩnh – đôi khi còn cảm thấy tối tăm và bí bức. Cho dù bạn luôn ý thức việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, lao vào những việc phải làm, chăm chăm đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi thì sẽ có lúc bạn phải dừng lại và chờ đợi.
Việc này có thể gây ra cho bạn một số khó chịu ban đầu nhưng nó là cần thiết để một người tích lũy được nhiều kiến thức đa chiều, với một trạng thái cởi mở. Nó không phải là nằm im một chỗ để chờ đợi những sự việc xảy đến mà là trải qua các hoạt động với một tâm trí mở rộng để đón nhận các luồng thông tin.
5. Tư duy thách thức: Nắm bắt mọi khoảnh khắc
Đừng bao giờ quên rằng chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ngay cả trong những tình huống vô vọng, khi phải đối mặt với một số phận không thể thay đổi. Vì điều quan trọng nhất là cách chứng minh tiềm năng đặc biệt của con người ở mức tốt nhất là biến một bi kịch cá nhân thành chiến thắng, biến tình huống khó khăn thành thành tích. Khi chúng ta không thể thay đổi tình huống thì đó là lúc chúng ta phải thử thách thay đổi chính mình.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng sẽ bằng phẳng, vì đôi khi bạn sẽ phải làm công việc mà mình không thích, trải qua tình huống khó khăn hay gặp sự cố bất ngờ… Bạn sẽ hoang mang không biết con đường nào là tốt nhất cho mình. Trong những thời khắc đó, hãy lựa chọn tư duy/thái độ thách thức để tìm kiếm cơ hội trong mọi khoảnh khắc.
Điều này không có nghĩa là bạn cần phải biết ơn những lúc đau khổ. Cũng không cần có thái độ vui vẻ và tích cực về những lúc khó khăn. Mà nó có nghĩa là bạn có thể biến những thời điểm khó khăn thành động lực thúc đẩy bạn tiếp tục.
Nếu bạn ghét một công việc nào đó, hãy xem lại tất cả những việc bạn đã từng làm và gạch ra những điều mà công việc đó đã dạy bạn. Nếu bạn gặp phải một tình huống thử thách khó thay đổi, hãy cho phép bản thân được mạnh mẽ và thoải mái tiếp nhận những điều mới.
SƯU TẦM