CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẤY LẠI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC?


Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều lúc chúng ta cảm thấy mọi thứ đều quen thuộc từ những công việc làm hàng ngày, số tiền kiếm được cũng không tệ và cứ như thế trong nhiều năm liền. Điều này làm cho chúng ta rất dễ căng thẳng, mệt mỏi khi đối diện với công việc. Đặc biệt với những người trẻ nhạy cảm cao thường kiệt sức rất nhanh.

Nếu bạn cũng là một người nhạy cảm cao, nếu bạn cũng dễ khóc dễ cười và thường xuyên không chịu được môi trường quá căng thẳng áp lực thì đây là những lời khuyên của tôi dành cho bạn:

1. Hãy lắng nghe cơ thể mình

Cơ thể bạn sẽ cho bạn biết mình cần làm gì, chỉ cần bạn chú ý lắng nghe nó. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thúc đẩy bản thân trong công việc – làm việc nhiều giờ hơn, kỳ vọng từ quản lý cao hơn, tự tạo áp lực để làm tốt hơn, sản xuất được nhiều hơn…

Nhưng vì là một người nhạy cảm thái quá, bạn luôn cần dừng lại để hỏi chính bản thân mình rằng liệu mình có đang gồng mình lên để đối phó với những áp lực hay không?

Nếu thấy tim thường xuyên đập nhanh; khó thở, đau đầu, đau dạ dày…; không tập trung và hay quên; khó ngủ; hay ốm vặt; thay đổi thói quen ăn uống… thì nên ngừng lại những việc đang làm để sắp xếp lại cho khoa học hơn.

2. Lựa chọn lối sống lành mạnh

Tập thể dục tạo ra endorphin giúp nâng cao tâm trạng của bạn, giúp bạn ngủ ngon hơn (từ đó có khả năng xử lý các yếu tố gây căng thẳng) và giảm các hormone gây căng thẳng, chẳng hạn như adrenaline và cortisol.

Ăn uống tốt, ngủ đủ giấc, và cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi đều góp phần giúp bạn quản lý căng thẳng tốt.

3. Học cách nói “không”

Để tránh xung đột, nhiều người quá nhạy cảm thường chọn cách đồng ý làm những việc mà họ không muốn. Xung đột có thể là điều khiến họ sợ hãi nhưng học cách đặt ranh giới vững chắc thì sẽ cần thiết và hữu ích cho lâu dài hơn.

Khi bạn từ chối, hãy tự nghĩ rằng đó là cách bạn mở ra những cơ hội mới, những điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống. Nếu bạn từ chối một công việc lương thấp thì rõ ràng bạn có cơ hội tìm kiếm những việc làm thu nhập cao hơn. Hãy nhìn nhận trực tiếp vào giới hạn của bản thân và đừng lo lắng quá.

4. Đánh giá lại môi trường xung quanh

Nếu cảm thấy khu vực ngồi làm việc hiện tại đang quá ồn ào và náo nhiệt khiến bạn không thể tập trung được, đừng ngại đề nghị thay đổi ra một chỗ ngồi mới yên bình hơn cho tâm trí bạn.

Trong một môi trường tốt, sự “nhạy cảm thái quá” lại tỏ ra hữu ích khi nó cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc và đa dạng hơn. Vì thế, khi môi trường được thiết lập để tự do học hỏi, sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể thăng hoa trong công việc và cuộc sống cá nhân.

Độ nhạy cao làm cho chúng ta bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi môi trường xung quanh, cả tiêu cực và tích cực. Chúng ta có thể không kiểm soát được môi trường mà chúng ta lớn lên khi còn nhỏ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta có thể sử dụng sự nhạy cảm của mình và xem đó là một điểm mạnh hơn là một điểm yếu, để làm ta nổi bật so với số đông bình thường.

SƯU TẦM

 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ TVT

Địa chỉ: Nhà số 6 – Ngõ 293/32 đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội;

Điện thoại: 0912265075

E-mail: contact@tvtinvest.com

Website: http://tvtinvest.com