NHÀ ĐẦU TƯ ED SEYKOTA VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN
Edward Arthur Seykota (sinh ngày 7 tháng 8, 1946 tại Nevada Mỹ) được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba thế hệ mới với thành tích tạo ra tỷ suất sinh lợi 250.000% trong 16 năm kinh nghiệm. Tài năng của Seykota có thể sánh vai với những siêu sao thế hệ trước như Warren Buffet và George Soros. Là một nhà đầu tư, Ed Seykota là một trong những huyền thoại của thế hệ đời sau. Ông là đại diện cho hình mẫu trader trang bị kĩ về cả thông tin và trí thức (có bằng kỹ sư điện tử tại MIT) và những phương pháp giao dịch Trend Following khá đơn giản, dễ hiểu.
Cho tới thời điểm hiện tại, dường như ông vẫn luôn là một tượng đài nổi bật trong phương thức giao dịch “nhanh nhạy” và được nhiều nhà giao dịch xem là thần tượng. Phong cách giao dịch của ông đã gây ảnh hưởng với nhiều giao dịch của thế hệ trẻ trên phố Wall. Bên cạnh đó, bậc thầy của chúng ta cũng là người rất tin vào hai chữ “nguyên tắc“. Mọi việc ông làm đều dựa trên kỉ luật giao dịch nghiêm ngặt mà bản thân ông tự vạch ra cho mình. Chính bởi vậy mà ông giữ được bình tĩnh ngay cả khi mọi thứ diễn ra không như ý ban đầu.
Câu nói nổi tiếng của Ed Seykota khá đặc biệt là “Có kiểu nhà đầu tư già dặn (old trader) và kiểu nhà đầu tư táo bạo (bold trader), nhưng có rất ít nhà đầu tư lại vừa già dặn vừa táo bạo” Ông cũng cho hay kinh nghiệm và máu liều là một trong những nhân tố quan trọng nhất để trở thành một nhà đầu tư thành công. Dưới đây là 5 lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm của bậc thầy dành cho các nhà đầu tư đại chúng mong muốn thành công (theo phỏng vấn trên bản tin tài chính của CNN)
1. Học thuộc lòng 4 quy tắc sinh tồn Ed Seykota đúc kết trong đầu tư.
Bao gồm là: (1) Cắt lỗ, (2) Giữ các giao dịch lãi. (3) Đặt cược nhỏ. (4) Tuân thủ các quy tắc mà không cần phải hoài nghi và (5) biết khi nào nên phá vỡ các quy tắc.
2. Rủi ro là xác suất không xác định được của khoản lỗ. Nếu bạn có thể xác định chính xác rủi ro là bao nhiêu, nó sẽ không còn là rủi ro nữa.
3. Nếu bản thân không chấp nhận một khoản lỗ nhỏ, sớm hay muộn bạn sẽ phải gặp một khoản thua lỗ rất lớn.
Với mỗi lệnh mua, Seykota luôn biết chính xác mức giá cắt lỗ nếu như mọi thứ không hoạt động theo đúng kế hoạch. Ông định nghĩa mức giá này một cách rõ ràng trước khi giao dịch. Hầu hết ông không tập trung vào khía cạnh lợi nhuận mà tập trung ban đầu vào khía cạnh rủi ro. Phương châm “hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên” có nghĩa mỗi nhà đầu tư phải hiểu rõ rủi ro cho mỗi giao dịch và hãy chuẩn bị tâm thế đối diện với những điều tưởng chừng như không thể xảy ra.
Ông luôn cố gắng xử lý chuỗi thua lỗ kéo dài bằng cách làm giảm hoạt động giao dịch và chờ đợi cơ hội mới an toàn hơn. Đối với Seykota, việc cố gắng giao dịch trong khi đang rơi vào chuỗi thua lỗ là một cảm xúc đau đớn. Đồng thời điều này sẽ khiến nhà đầu tư trả giá rất đắt. Một cách làm tốt hơn là đặt cược nhỏ và từ đó sẽ làm giảm mức rủi ro trong giai đoạn gặp phải sự sụt giảm tài khoản lớn nhất (equity drawdown). Đó là cách tốt nhất để bản thân trở nên thoải mái hơn về cả cảm xúc và tài chính.
4. Giao dịch từng phần tài khoản
Thường thì chúng ta không thể biết chính xác đâu là đáy, hay chính xác đâu là đỉnh, nên khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự có thể giao dịch từng phần tài khoản để đảm bảo tài khoản vẫn an toàn và sinh lời.
Những nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường, họ sẽ quyết định bán 1/3 tài khoản khi thị trường tiếp vào vùng kháng cự, 1/3 sẽ được tiếp tục bán ra theo các chỉ số kỹ thuật, và 1/3 còn lại sẽ được bán hết khi thị trường điều chỉnh mất 8% so với đỉnh tạo ra.
Trong trường hợp thị trường tiếp tục tăng điểm và vượt kháng cự, thì 2/3 lượng cổ phiếu còn lại sẽ tiếp tục được duy trì, 1/3 tiền mặt bán ra sẽ được dùng vào đầu tư lướt sóng T+ với những cổ phiếu còn có cơ hội tăng tiếp của thị trường. Và rủi ro sai có xảy ra, thì phần thua lỗ bởi 1/3 tài khoản gây ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến phần lợi nhuận nhà đầu tư đã đạt được trước đó.
5. Hãy học cách đọc đồ thị và nhận ra các nền giá tốt và lựa chọn các điểm mua thích hợp.
Sử dụng đồ thị ngày và tuần để cải thiện khả năng chọn lựa cổ phiếu và định thời điểm thị trường. Mua các cổ phiếu nào tạo điểm breakout (phá vỡ) đầu tiên thoát ra khỏi các nền giá tốt với khối lượng cao hơn 50% (hoặc hơn) so với khối lượng giao dịch thông thường.
SƯU TẦM